học, điện ảnh nước ta hầu như không ra khỏi được biên giới nước ta,
thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Bề ngoài, hầu hết lĩnh vực nước ta tỏ ra sẵn sàng hội nhập
quốc tế, cầu thị học hỏi, tiếp thu, ứng dụng tri thức nhân loại và
các kinh nghiệm thực tiễn tiên tiến. Một trong những việc khởi động
của nhiều đề án hoàn thiện, cải cách, nâng cấp quản lý nhà nước,
công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế nói chung, khoa học, kỹ thuật, y
tế, giáo dục, văn hóa... là đi khảo sát ở nước ngoài. Trong các đề án,
có vô vàn thông tin, số liệu, minh họa, ví dụ ở Mỹ, Anh, Pháp,
Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... có tính thuyết phục
cho các chính sách, giải pháp, kế hoạch hành động, ngân sách mà cơ
quan chủ trì đề xuất. Thấy đúng quá rồi, yên tâm quá, làm thôi!
Nhưng tại sao ta cầu thị như thế, học hỏi, tiếp thu tri thức nhân
loại và kinh nghiệm tiên tiến của thế giới như thế, mà các lĩnh vực
nước ta cứ yếu kém, đì đẹt mãi vậy, càng đi, khoảng cách với thế
giới lại càng xa vậy? Sự thật cay đắng là chúng ta chưa đủ trình độ để
học hỏi, tiếp thu tinh hoa và kiến thức nhân loại, kể cả những thứ
chẳng ai giữ bản quyền và đòi tiền bản quyền.
Chúng ta hay chê Trung Quốc chỉ giỏi làm “hàng nhái”. Nhưng
“hàng nhái” mà là tàu vũ vụ, máy bay, tàu phá băng, tàu hỏa cao tốc,
giàn khoan viễn dương... thì họ đã phải ở trình độ nào mới “nhái” nổi
của thiên hạ chứ? Chúng ta cứ thử “nhái” cái tủ lạnh, lò vi sóng, bàn
là, máy giặt, máy hút bụi... xem có ra gì không, có cạnh tranh được với
thiên hạ về chất lượng, giá cả không?
Tóm lại, nếu nói đến những thứ làm cho thế giới phục Việt
Nam, ngoài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Việt Nam ta chưa giỏi việc gì
khác. Là một nước yếu toàn diện về kinh tế, khoa học, kỹ thuật,
văn hóa, nghệ thuật, Việt Nam sẽ luôn là “miếng mồi” của các
cường quốc, những kẻ thèm muốn chiếm mảnh đất này, dù theo