KẺ TRĂN TRỞ - Trang 83

B

Singapore và sự cân nhắc cho đổi mới

giáo dục tại Việt Nam

Việc tìm hiểu, nghiên cứu các hệ thống giáo dục của các nước
tiên tiến sẽ giúp giáo dục Việt Nam học hỏi và rút ra những
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục, đào tạo.

áo Điện tử Chính phủ xin giới thiệu bài viết thể hiện quan điểm
cá nhân của TS. Lương Hoài Nam về hệ thống giáo dục của

Singapore và sự cân nhắc cho quá trình đổi mới giáo dục ở Việt
Nam:

Nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cho rằng, độc lập

nghĩa là giàu và mạnh, để giàu và mạnh thì phải có con người có kiến
thức, kỹ năng và cần có nền giáo dục tốt để “sản xuất” ra những
con người lao động hiệu quả cho đất nước. Muốn vậy, phải xây dựng
nền móng kinh tế và giáo dục vững chắc. Và mô hình giáo dục của
Anh đã được áp dụng cho nền giáo dục tại Singapore.

Theo đó, hành trình học tập của một người Singapore bắt đầu từ

khi đứa trẻ lên 3-4 tuổi, với 1-2 năm mầm non và hai năm mẫu giáo.

Lên bảy tuổi, trẻ em Singapore bước vào bậc giáo dục tiểu học

(Primary School) với chương trình học sáu năm và kết thúc bằng kỳ
thi PSLE (Primary School Leaving Examination - Kỳ thi tốt nghiệp
tiểu học).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.