Nếu không học lên bậc đại học, học sinh sẽ đi làm phổ biến ở
tuổi 20 (6 + 6 + 5 + 3).
Nếu theo nhánh học nghề, học sinh có thể đi làm ở tuổi 18 (6 +
6 + 4 + 2), cá biệt ở tuổi 16. (Tuổi lao động đầy đủ theo luật là “đủ 16
tuổi”. Trẻ em từ 13 tuổi đến 16 tuổi được phép tuyển dụng cho một
số công việc lao động nhẹ.)
Nếu học đại học, các em sẽ ra đi làm phổ biến ở tuổi 22 (6 + 6 +
5 + 2 + 3).
Nhìn về thực tiễn Việt Nam
Hệ thống giáo dục Việt Nam đang áp dụng theo cấp bậc học và
chương trình học ít có sự phân luồng đào tạo và chưa chú trọng đến
tính hướng nghiệp cho học sinh.
Cụ thể, bậc tiểu học 5 năm (lớp 1 đến lớp 5); trung học cơ sở 4
năm (lớp 6 đến lớp 9); trung học phổ thông 3 năm (lớp 10 đến lớp
12); trung cấp học 2 năm; cao đẳng học 3-4 năm và đại học học 4-6
năm.
Nếu như ở Singapore, sau cấp tiểu học (6 năm), học sinh được
phân vào năm luồng (như trên) và sau đó lại được tiếp tục phân
luồng ở các cấp tiếp theo thì ở Việt Nam chỉ có một luồng, cho
đến khi các em tốt nghiệp trung học cơ sở (hết lớp 9).
Về lý thuyết, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có ba
lựa chọn: lên trung học phổ thông (3 năm), trung cấp nghề (3
năm); ra lao động luôn (số lượng rất ít).
Từ cấp trung học cơ sở, học sinh ở Việt Nam phải học số môn
gần gấp hai lần số môn các học sinh cùng lứa ở Singapore. Có