nhiều môn không thực sự thiết thực cho bậc học tiếp và định
hướng nghề nghiệp tương lai. Trong khi đó, những môn học phục vụ
cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai thì các em lại không
được học sâu hơn, với nhiều thời gian học và thực hành hơn.
Việc cho phép học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề được thi vào
đại học nhằm làm cho hệ đào tạo đại học hấp dẫn hơn. Tuy nhiên,
chỉ trong 3 năm, học sinh khó có thể vừa học giỏi nghề, lại vừa học
tốt chương trình trung học phổ thông tương tự những học sinh chỉ
tập trung học chương trình trung học phổ thông. Trong khi đó, ở
Singapore, số học sinh theo hệ đào tạo trung cấp nghề (qua ITE)
chỉ có thể vào học các trường cao đẳng nghề, không cơ cơ hội thi lên
thẳng đại học.
Với hệ thống giáo dục Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng
nghề ra đi làm sớm nhất ở tuổi 21 (6 + 12 + 3), muộn hơn so với
Singapore 1 năm. Sinh viên tốt nghiệp đại học ra đi làm ở Việt Nam
sớm nhất ở tuổi 22, ngang tuổi tốt nghiệp đại học ra đi làm ở
Singapore. Tuy nhiên, Singapore cho phép học chương trình trung
học “nén” với 4 năm (thay vì chương trình chuẩn 5 năm). Các em học
chương trình trung học “nén” ở Singapore tốt nghiệp ra đi làm sớm
hơn sinh viên cao đẳng ở Việt Nam 2 năm và sinh viên đại học ở Việt
Nam 1 năm.
Ở
quy mô xã hội, việc học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề hoặc đại
học ra đi làm sớm hơn 1-2 năm có ý nghĩa lớn. Nó vừa tiết kiệm chi
phí đào tạo của xã hội, vừa tăng số năm lao động và đóng góp của
mỗi người cho xã hội.
Có thể trong ngắn hạn, việc rút ngắn tổng thời gian học 1-2 năm
đối với một số lượng học sinh làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt
Nam. Tuy nhiên, xét về dài hạn, việc tối ưu hóa quá trình, chương
trình học tập của học sinh theo hướng đó là cần phải làm để đạt được