B
Đổi mới từ chương trình giáo dục
Nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng đang diễn ra xung quanh
thứ hạng 12 của giáo dục Việt Nam theo báo cáo của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Vấn đề quan trọng là
qua kết quả này, chúng ta rút ra được điều gì cho quá trình
đổi mới giáo dục sắp tới.
ả
n báo cáo Tổng quan về giáo dục 2014 (Education at a Glance
2014) dài hơn 500 trang và kèm theo nhiều bảng biểu, phụ lục.
Nếu đọc kỹ tài liệu này của OECD, có thể thấy hàng loạt vấn đề
lớn của giáo dục nước ta, không phải chỉ có niềm hứng khởi.
Khác biệt về kết cấu hệ thống giáo dục
Trước hết, đây không phải là bảng xếp hạng chất lượng giáo
dục toàn cầu của OECD, mà là báo cáo đánh giá tình hình giáo dục
các nước thành viên của tổ chức này. Nước ta không phải là thành
viên OECD, mà chỉ là một nước được tham chiếu, so sánh. Kiến
thức toán và khoa học của học sinh 15 tuổi (mà Việt Nam có thứ hạng
cao) là một trong hàng trăm tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục.
Ngoài tiêu chí này, Việt Nam không hề được nhắc đến ở các tiêu
chí giáo dục quan trọng. Có thể vì họ không có số liệu về giáo dục
Việt Nam, nhưng khả năng lớn hơn là do kết cấu hệ thống giáo dục
của ta quá khác so với các nước OECD.