KẺ TRĂN TRỞ - Trang 91

là cao đẳng 3 năm ở nước ta. Số môn học (cả bắt buộc và tự chọn) ở
cấp ISCED 3 tại hầu hết các nước tiên tiến thường chỉ bằng một
nửa số môn học trung học phổ thông ở Việt Nam.

Giáo dục Việt Nam duy trì sự cào bằng nội dung giáo dục cho tất

cả học sinh trong suốt 12 năm, trong khi theo ISCED, điều này chỉ
áp dụng cho ISCED 1 (với số năm học phổ biến là 6 năm), từ ISCED
2 trở lên phân luồng mạnh và thực dụng. Đối với những học sinh
muốn đi làm sớm, họ có thể kết thúc cấp giáo dục mà nước ta gọi
là trung cấp trong 5 năm sau ISCED 1 hoặc cấp cao đẳng sau 6 năm
học ISCED 2B và ISCED 3C. Trong khi đó, học sinh ở nước ta hết 12
năm mới chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông, cần học thêm 3 năm
nữa mới xong cao đẳng. Nói chung, để kết thúc giáo dục cao đẳng và
đại học, học sinh Việt Nam phải học nhiều hơn học sinh nước ngoài 1
– 2 năm. Điều này gây lãng phí vật chất cho gia đình, xã hội và thời
gian lao động.

Tính chung cho toàn khối OECD, số người tốt nghiệp cấp

ISCED 3 trở lên chiếm 75% tổng số người lớn trong độ tuổi 25 – 64.
Trong khi đó, số người tốt nghiệp cấp ISCED 4 và ISCED 5 chỉ
chiếm 32%. Điều đó cho thấy tỷ lệ người kết thúc học sau cấp
ISCED 3 ở các nước OECD rất lớn. Trong khi đó, ở nước ta khoảng
80 - 85% học sinh hết trung học phổ thông đăng ký thi vào đại học.
Xu hướng học sinh dồn nhiều vào đại học dẫn đến sự mất cân
đối trên thị trường lao động, giảm chất lượng đào tạo ở cả cao đẳng
và đại học, hỏng cả “thầy” lẫn “thợ”. Tình trạng thất nghiệp ở đối
tượng có bằng đại học gia tăng, với số lượng hiện tại khoảng
150.000 người, trong khi thị trường lao động thiếu thợ có tay nghề
cao.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.