KẺ TRĂN TRỞ - Trang 95

Riêng về sách giáo khoa, GS. Nguyễn Xuân Hãn (Đại học Quốc

gia Hà Nội) cho rằng “nếu vẫn con người cũ, cách làm cũ thì có
đầu tư đến 34 tỷ đô-la (thay vì 34.000 tỷ đồng) cũng không làm
được vì đến nay vẫn chưa có tổng chỉ huy về mặt học thuật, nhận
thức tính khoa học của công việc này còn nhiều bất cập”.

Làm sao nói được về “mặt học thuật”, “tính khoa học” khi đề án

chưa nêu ra được các cơ sở triết học giáo dục, phương pháp giáo dục
để giới chuyên môn và người dân thấy rõ trong lần đổi mới này
chúng ta sẽ ứng dụng và cụ thể hóa các học thuyết, trào lưu, mô hình
giáo dục tiên tiến nào của thế giới, qua đó sẽ tạo ra những sự khác
biệt đáng kể nào so với nền giáo dục hiện tại?

Có lẽ không nên hi vọng nhiều vào sự xuất hiện của một vị “tổng

chỉ huy” như ý GS. Hãn. Nên chấp nhận là tại thời điểm này, vì lý do
này khác, nước ta chưa có người như thế. Giải pháp hợp lý và khả thi
hơn nhiều là xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa, cho phép xuất bản
nhiều bộ sách giáo khoa, tạo sự cạnh tranh giữa các tác giả, các nhà
xuất bản sách giáo dục để từng bước nâng cao chất lượng sách giáo
khoa.

Đề xuất có nhiều bộ sách giáo khoa không có gì mới so với cách

làm hàng chục năm nay của các nước có nền giáo dục tốt. Ngược lại,
đây là cách làm rất phổ biến ở nhiều nước, thông qua “Danh sách
sách giáo khoa được phê duyệt” (“Approved textbook list”, sau đây
viết tắt là “ATL”).

ATL là danh sách các sách giáo khoa, sách bài tập của các nhà

xuất bản (NXB) khác nhau được bộ giáo dục các nước phê duyệt để
từ đó các nhà trường và giáo viên lựa chọn cho từng môn học. Thời
hạn sử dụng mỗi sách giáo khoa thường là 5 năm, sau đó bộ giáo dục
sẽ đánh giá, phê duyệt lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.