KẺ TRĂN TRỞ - Trang 94

N

Một việc cấp thiết

Quyết định rút lại đề án đổi mới chương trình – sách giáo
khoa của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận cho
giới chuyên môn và người dân niềm hi vọng là sẽ có một đề
án chuyên nghiệp hơn.

gười dân phản ứng đề án lần này không phải vì tiếc tiền chi
cho giáo dục. Dù việc này có tốn 100 tỷ, 5.000 tỷ hay 34.000 tỷ

đồng, con số cao nhất 34.000 tỷ đồng cũng chưa bằng số tiền
mỗi năm các gia đình đang chi cho 60.000 học sinh Việt Nam học ở
nước ngoài (số liệu thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo).
Dân ta không tiếc tiền cho việc học hành của con cái. Họ muốn
con cái được thụ hưởng nền giáo dục có chất lượng tốt.

Lý do mà giới chuyên môn và người dân phản ứng đề án của Bộ

Giáo dục - Đào tạo có lẽ vì họ không tin cách làm vừa qua của Bộ Giáo
dục - Đào tạo sẽ mang lại một nền giáo dục mới có chất lượng tốt.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là phải tạo ra một nền giáo dục
mới, khác biệt và tiến bộ rõ rệt về hệ triết lý giáo dục, mô hình
giáo dục, phương pháp giảng dạy, hệ thống các kỳ thi, cách phân
luồng đào tạo và nhiều cấu thành khác.

Đổi mới sách giáo khoa không thể tách biệt khỏi việc đổi mới các

nội dung này. Đúng hơn, đổi mới sách giáo khoa phải là hệ quả của
những đổi mới có tính cốt lõi về giáo dục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.