tốt thì chuyển cho chỗ khác và hy vọng tốt hơn, bất kể logic vấn
đề? Logic quản lý khoa học là “việc đó” phải ở “chỗ đó” mà “chỗ đó”
làm chưa tốt thì cần bắt “chỗ đó” làm cho tốt, chứ sao lại chuyển
việc từ chỗ này sang chỗ khác?
Nhìn sang Singapore, nơi có nền giáo dục tiến bộ bậc nhất thế
giới, có năng suất lao động xã hội cao bậc nhất thế giới, mọi thứ
thuộc về giáo dục đều thuộc Bộ Giáo dục Singapore, kể cả các
trường nghề với chương trình đào tạo từ vài ba tháng đến vài năm.
Trường ITE (Institute of Technical Education), với các khóa học 1-2
năm, mỗi năm “xuất xưởng” một lượng lớn lao động thạo nghề cho
nền kinh tế Singapore. Nó thuộc Bộ Giáo dục. Bộ Lao động
Singapore không quản trường dạy nghề nào cả. Họ “đặt hàng” và sử
dụng các “sản phẩm” của Bộ Giáo dục. Bộ Lao động Singapore đồng
thời tạo sự cạnh tranh vì chất lượng lao động (thông qua chính sách
nhập khẩu lao động trong các lĩnh vực mà người Singapore chưa đủ
giỏi, đủ nhiều).
Hệ thống giáo dục Singapore chỉ “cào bằng” trong 6 năm tiểu
học. Bắt đầu từ trung học, số môn học chỉ còn 7-8 môn, bằng nửa
số môn học trung học ở Việt Nam, đồng thời học sinh được tự chọn
một số môn phù hợp với tố chất và năng khiếu cá nhân, có tính
hướng nghiệp cao.
Mặt khác, hệ thống giáo dục Singapore có các “đường dẫn”,
“đường chuyển” giữa các hướng đào tạo để học sinh có thể thay đổi
khi thấy lựa chọn ban đầu chưa phù hợp. Một em trước đó định
hướng theo một ngành học kinh điển, đã học xong 2 năm A-level (ta
gọi là dự bị đại học), vẫn có thể chuyển sang học tiếp hệ đào tạo
nghề 2-3 năm (Polytechnics). Ngược lại, một em đã học hệ nghề,
nếu có kết quả học tập tốt, vẫn có thể chuyển tiếp sang hệ đại học
kinh điển (Universities). Nếu chia hệ thống giáo dục hiện nay của
Singapore cho hai Bộ, những điểm ưu việt, tiến bộ đó sẽ biến mất,