các “pháo đài giáo dục” sẽ mọc lên. Tất nhiên là Singapore chẳng
bao giờ làm một việc kỳ cục như vậy.
Trở lại chuyện của Việt Nam, cần phải nhắc lại “Học để Làm” là
một trong bốn mục đích học tập trụ cột của UNESCO được nước ta
thừa nhận (Học để Biết, Học để Làm, Học để Chung sống, Học để
Tự lập). “Học để Làm” đề cao việc dạy và học các kiến thức, kỹ năng
thực tiễn để mỗi học sinh khi ra trường có thể dễ dàng vào đời với
nghề nghiệp lựa chọn của mình. Nó nhấn mạnh yêu cầu “dạy
nghề” không chỉ ở trong các trường trung cấp, cao đẳng, mà cả ở
các trường đại học, chống lại việc dạy và học lý thuyết suông. Một
số báo cáo điều tra cho thấy, ở Việt Nam khoảng 70% kiến thức
học sinh, sinh viên học được trong nhà trường không được sử dụng
khi làm việc, 100% doanh nghiệp phải đào tạo bổ sung cho sinh viên
tốt nghiệp đại học cả về chuyên môn lẫn các kỹ năng biên soạn tài
liệu, thuyết trình, làm việc theo nhóm, thậm chí cả về chính tả, ngữ
pháp tiếng Việt. Khả năng tự tìm việc làm trong nước của nhiều em
sau khi ra trường rất hạn chế, tìm việc ở nước ngoài lại càng khó
hơn do cả chất lượng chuyên môn và ngoại ngữ.
Trong khi tính “dạy nghề” (dạy các kiến thức, kỹ năng thực tiễn)
ở
đại học nước ta đã thấp, cần được cấp bách cải thiện, việc chia
dạy nghề cho Bộ Lao động, “dạy không nghề” cho Bộ Giáo dục
chắc chắn sẽ làm cho các hoạt động giáo dục ở nước ta càng cồng
kềnh, kém tính liên kết, liên thông, đã rối lại càng rối, càng kém
hiệu quả.
(VNExpress, ngày 08-11-2014)