để chúng ta tự hào, tinh thần đó cần được tiếp nối như một truyền
thống.
Satoshi bắt đầu giải thích bằng vẻ mặt thản nhiên:
“Tài liệu tớ đã tìm hiểu là các ấn bản cũ của tờ báo tường ‘Nguyệt
san trường Kamiyama’ do câu lạc bộ Báo Tường phát hành. Vì phát
hiện chúng ngủ quên trong kho thư viện nên tớ đã đọc để giết thời gian
sau giờ học. Tuy nhiên, không có tài liệu nào trực tiếp nói đến sự kiện
ba mươi ba năm trước, tài liệu gián tiếp đề cập thì chỉ ở mức độ này.
Thú thật là đã phụ lòng mong đợi của tớ. Dù sao thì ấn bản cũ cũng
chỉ còn lại khoảng một nửa, một nửa đó lại trong tình trạng bảo quản
rất xấu như bị viết bậy lên bằng bút viết bảng và gì đó cho nên có lẽ
cũng đành chịu. Mà thôi, đây là những điểm chính.”
Trong sự kiện, bạo lực đã không được sử dụng.
Sự kiện là việc ảnh hưởng đến toàn trường.
Trong sự kiện, “chúng ta” đã đoàn kết.
Trong sự kiện, “bất phục tùng nhưng phi bạo lực” đã được thực
hiện nhất quán
“Điểm đầu tiên và điểm cuối cùng tuy không đối nghịch nhau,
nhưng có lẽ là cùng chỉ một việc. Vì bạo lực không được sử dụng
trong sự kiện nên cần chỉnh lại quỹ đạo trong giả thiết của Mayaka.
Hai điểm ở giữa cũng gần như giống nhau, về mặt ngữ nghĩa thì có thể
đặt dấu hỏi việc ‘chúng ta’ có phải chỉ toàn trường hay không, tuy
nhiên có thể nói rằng phải hay không cũng không liên quan.”
Thế… sao?
Tôi tỏ vẻ lăn tăn thì Satoshi đã bổ sung như nhìn thấu điều đó.
“Nếu toàn trường bằng với ‘chúng ta’ có nghĩa là học sinh toàn
trường đều can dự đến sự kiện, nếu không bằng có nghĩa là ‘chúng ta’
dưới sự ủng hộ của học sinh toàn trưởng đã can dự đến sự kiện. Không
khác lắm đúng không?”