dung này, họ có thể tìm thấy chúng ở bất kỳ cuốn giáo trình chuẩn
nào về lý thuyết trò chơi. Những nội dung chính bao gồm:
Cái bẫy của Nash. Các lý thuyết gia trò chơi chuyên nghiệp có
thể không thích tôi mô tả Điểm cân bằng Nash như thế này, bởi
nó ám chỉ rằng sự cân bằng đó luôn dẫn tới một kết quả xấu.
Tuy vậy, tôi vẫn bám chặt lấy cách gọi này, bởi cuốn sách này
nói về những kết quả xấu và cách thoát khỏi chúng. Song, độc
giả cũng nên ý thức rằng cái bẫy này thực ra có ba biến thể: nhẹ
nhàng, gay gắt và khủng khiếp. Biến thể nhẹ nhàng là biến
thể trong đó chúng ta bị mắc kẹt vào những chiến lược na ná
nhau nếu chúng ta đã nhất trí hợp tác vì lợi ích chung. Loại bẫy
này không được chú ý nhiều trong cuốn sách này, tuy có xuất
hiện đâu đó trong chương 5 và chương 6. Phần lớn cuốn sách
tập trung vào những cái bẫy thuộc dạng gay gắt và khủng khiếp,
thứ sẽ đưa chúng ta đến những thế lưỡng nan xã hội.
Các tình huống về “người thứ N”. Sự hợp tác có thể diễn ra
giữa hai cá nhân (hoặc nhóm cá nhân) hoặc có thể liên quan đến
nhiều cá nhân hoặc nhiều nhóm. Tôi chủ yếu giới hạn các ví dụ
của mình ở đối tượng cá nhân và thỉnh thoảng liều đề cập tới
trường hợp phức tạp hơn.
Thông tin hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Các lý thuyết
gia trò chơi phân biệt rạch ròi hai tình huống trên. Tôi cũng vậy,
nhưng không nói hẳn ra như thế. Đôi khi chúng ta hiểu rõ về
hành động của người khác trong quá khứ. Đôi khi chúng ta phải sử
dụng thông tin mình có để đưa ra phỏng đoán. Thông thường, mọi
thứ sẽ rõ ràng tùy thuộc bối cảnh tôi miêu tả dựa trên tình
huống nào.
Các quyết định chiến lược đồng thời hay tiếp nối.
Chúng ta có thể đưa ra các quyết định chiến lược mà không