hoạch của mình do bệnh tật và khó khăn, thiệt hại lớn về nhân lực cũng là
một trong các yếu tố chính của thất bại này: ước tính có tới 22.000 công
nhân đã chết trong thời gian xây dựng công trình này (1881-1889).
45. Charles de Freycinet (1828-1923): bốn lần giữ chức Thủ tướng của
Pháp (1879-1880, 1882-1882, 1886-1886 và 1990-1992), hai lần giữ chức
Bộ trưởng Bộ Chiến tranh (1888-1893 và 1898-1899). Sự kiện kênh Suez
rơi vào tay Anh và Pháp mất dần quyền kiểm soát kênh diễn biến như sau:
Kênh Suez được xây dựng từ năm 1859 tới năm 1869 bằng vốn của các
công ty tư nhân Pháp. Kết thúc công trình, Ai Cập nắm giữ 44% giá trị,
phần còn lại do 21.000 người Pháp cùng nắm giữ. Năm 1875, Ai Cập bán
phần của mình cho Anh. Năm 1882, Anh đưa quân đội đến đóng trên các bờ
kênh, chiếm được quyền kiểm soát kênh đào này. (DG)
46. Tức Chủ tịch Công ty Kênh đào Suez. (DG)
47. Chỉ Biển Đỏ vì biển này dài và hẹp như một con lạch.
48. Vịnh thuộc Pháp ở Đông Phi; bờ vịnh phía bắc có thành phố Tadjoura,
bờ phía nam có thành phố Djibouti. (DG)
49. Trên lãnh thổ Ethiopie. (DG)
50. Abyssinie hay Đế quốc Ethiopie là tên gọi một quốc gia xưa mà lãnh
thổ nay là Eritrea và nửa Bắc của Ethiopie ở Đông Phi. Abyssinie cũng là
tên cổ xưa của nước Ethiopie hiện nay. (DG)
51. Nguyên văn ‘le roi Ménélick’: tức Hoàng đế Menelik Đệ nhị của
Ethiopia (1844-1913), người đã mở mang bờ cõi Ethiopia và kiến lập đế
chế mới, năm 1896 ông chiến thắng Ý ở Eritria và Ý buộc phải ký hiệp ước
công nhận độc lập và chủ quyền toàn vẹn của Ethiopia. Ở chương 5 tác giả
giải thích quan điểm của người Pháp lúc bấy giờ chỉ gọi những người cai trị
của những dân tộc thuộc địa hoặc nhược tiểu ở các châu lục khác là vua
(roi), không gọi là Hoàng đế (empereur).
52. Djibouti nằm bên Biển Đỏ, do đó trông ra đường hàng hải đi qua kênh
đào Suez.
53. Mũi cực đông của “Sừng châu Phi” thuộc Somalia. (DG)
54. Đảo trong vịnh Aden và thuộc Nam Yemen. (DG)