KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 219

chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn. Lúc đầu Pháp gọi
département thay cho phủ, gọi arrondissement thay cho huyện. Tuy nhiên,
các cấp hành chính dưới cấp huyện thì vẫn được giữ nguyên như thời nhà
Nguyễn độc lập là hai cấp: cấp tổng (tiếng Pháp là canton) và cấp làng xã
(cấp tổng còn được duy trì tới tận năm 1945). Khoảng năm 1868, Nam Kỳ
có 27 inspection (tiếng Việt gọi là “hạt thanh tra”, “địa hạt thanh tra”, “khu
thanh tra” hay “tiểu khu thanh tra”, do Thanh tra cai trị). Về sau, inspection
đổi thành arrondissement (tiếng Việt gọi là “hạt tham biện”, “khu tham
biện” hay “hạt”). Đứng đầu arrondissement là administrateur, tiếng Việt gọi
là Chánh tham biện. Dinh hành chính gọi là Tòa Tham biện nhưng dân cũng
quen gọi là Tòa Bố (giống như dinh quan Bố chánh của nhà Nguyễn). Tham
biện dưới quyền Phó Toàn quyền đóng ở Sài Gòn. Sau nữa “hạt” được đổi
thành “tỉnh”, và chức Tham biện đổi thành Chủ tỉnh [Tỉnh trưởng] (Chef-
province hay Chef de la province).
70. Nguyên văn ‘Lieutenant-Gourverneur’. Chức Thống đốc Nam Kỳ bị
hủy bỏ theo sắc lệnh ngày 12-4-1888, thay thế bằng chức Phó Toàn quyền
(Lieutenant-Gouverneur), trực tiếp đặt dưới quyền và thay mặt Toàn quyền
Đông Dương, đặc trách cai trị xứ Nam Kỳ. (Sài Gòn là trụ sở thứ hai của
Phủ Toàn quyền Đông Dương, sau Hà Nội). Tuy nhiên, trong dân gian vẫn
thường quen gọi là ngài “Thống đốc Nam Kỳ”.
71. Xuồng tam bản giống như ghe câu, nhưng lớn hơn, có bốn bơi chèo,
dùng để chuyên chở nhẹ, thường sử dụng để đi lại trên sông rạch. Tam bản
xuất xứ từ tiếng Hoa “sàn băn” (tam bản = 3 tấm ván ghép), người Pháp
phiên âm thành “sampan”.
72. Nguyên văn: Résident-Maire (Công sứ hoặc Đốc lý), tương đương với
chức thị trưởng; cơ cấu chính quyền ở nước ta thời Đông dương thuộc Pháp
được mô tả như sau: Đứng đầu hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn là viên
Thị trưởng người Pháp (Maire). Hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng tại
Bắc Kỳ cùng thành phố Tourane (Đà Nẵng) tại Trung Kỳ, đứng đầu là viên
Đốc lý người Pháp (Résident-maire). Bên cạnh viên Thị trưởng hay Đốc lý
là Hội đồng thành phố (Conseil Municipal) đối với thành phố loại I hoặc Ủy
hội thành phố (Commission Municipale) đối với thành phố loại II. Thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.