vây. Tuy bị thiệt hại nặng do bị quân Thanh tấn công, song cuối cùng quân
Pháp đã phá vỡ được vòng vây và củng cố được vị trí chiến lược của mình
ở khu vực sông Lô.
91. Bấy giờ là thời vua Quang Tự, Thanh Đức Tông nhà Thanh.
92. Đây chỉ trận đánh Trấn Nam Quan trong chiến tranh Pháp-Thanh, xảy
ra ngày 23-24/3/1885, trong đó quân Pháp đại bại. (HĐ)
93. Jules François Camille Ferry (1832-1893): hai lần giữ chức Thủ tướng
Pháp (9/1880-11/1881 và 2/1883-4/1885).
94. Chỉ việc Pháp không hoàn toàn làm chủ được Bắc Kỳ do sự chiếm cứ
các vùng núi phía Bắc bởi các toán quân Cờ Đen, Cờ Vàng…
95. Auguste Jean Marie Pavie (1847-1925): là công chức dân sự thuộc địa
người Pháp, nhà thám hiểm và nhà ngoại giao, người đóng vai trò trọng yếu
trong việc thiết lập quyền kiểm soát của Pháp tại Lào trong hai thập kỷ cuối
của thế kỷ XIX. Pavie trở thành Phó công sứ Pháp tại Luang Prabang năm
1885, và cuối cùng là Thống đốc và Đặc nhiệm Toàn quyền Pháp tại Lào.
96. Tức Quảng Châu Loan. (HĐ)
97. Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: tầng đất bề mặt, là
lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và sinh vật
khác cư trú, và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc,
chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.
98. Đóng tại địa điểm mà nay là Xí nghiệp liên hợp Ba Son. Năm 1774,
Nguyễn Ánh chiếm lại Sài Gòn. Song song với việc xây thành Bát Quái
(Quy thành - 1790), Nguyễn Ánh đã cho lập xưởng Chu Sư (Thủy xưởng).
Đến những năm đầu thế kỷ XIX xưởng đã mở rộng thành một công trường
thủ công lớn là nơi sản xuất, sửa chữa mọi loại chiến hạm, nơi đặt lò đúc
các hạng súng lớn nhỏ bằng đồng hay bằng gang, nơi tập trung hàng nghìn
công nhân với nhiều ngành chuyên môn khác nhau. Năm 1861 Pháp chiếm
Sài Gòn. Ngày 28/4/1863 chính phủ Pháp đã ký quyết định chính thức
thành lập Thủy xưởng Ba Son, đặt trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Vì tầm
quan trọng của xưởng này, năm 1884 chính phủ Pháp cho xây dựng thêm
một ụ tàu lớn nữa để làm căn cứ sửa chữa tàu cho các hạm đội quân Pháp ở
vùng Viễn Đông.