KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 222

99. Công nho: do đọc trại chữ “công nhu” là quỹ dành cho việc chung, nhu
cầu chung của làng, tức là công quỹ làng xã.
100. Dải đất nhô lên giữa sông.
101. Nguyên văn ‘tirailleurs annamites’ (lính khố đỏ An Nam): lính khố đỏ
là lực lượng vũ trang của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương, dùng
người bản xứ làm quân đội chính quy trong việc đánh dẹp. Danh từ “lính
khổ đỏ” xuất phát từ quân phục của nhóm này gồm quần áo chẽn, nón dẹp
(sau đổi nón chóp) và dải thắt lưng màu đỏ buộc ở bụng, đầu dải buông
thõng ở bẹn giống như cái khố nên người dân Việt mới gọi là “khố đỏ” tuy
thực tế người lính mặc quần chứ không phải khố. Lực lượng lính khố đỏ
phân theo địa phương gồm lính khố đỏ Nam Kỳ, lính khố đỏ Bắc Kỳ
(tirailleurs tonkinois) và lính khố đỏ Cao Miên (tirailleurs cambodgiens).
Ngoài ra, thời bấy giờ còn có lính khố xanh (milicien à ceinture bleu, garde
provincial) và lính khố vàng (milicien à ceinture jaune, garde royal à Hué)
với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tuần tra. Lính khố xanh đóng ở các tỉnh, còn
lính khố vàng đóng ở kinh đô Huế, lính khố lục canh gác phủ, huyện. Lính
khố đỏ và lính khố xanh được gọi chung là lính tập.
102. Nguyên văn “Grand Phu Lang Giang” (“Phu Lang Giang Đại nhân”).
Một số tên riêng và địa danh trong sách này bị phiên âm từ tiếng Việt ra
tiếng Pháp không chính xác đã được căn cứ vào ngữ cảnh để chuyển ngữ
ngược lại tiếng Việt. Ngữ cảnh dưới đây cho thấy nhân vật này chính là
Phan Thanh Giản.
103. Thường được gọi là “ba tỉnh miền Đông”.
104. Thường được gọi là “ba tỉnh miền Tây”.
105. Nguyên văn ‘les chefs de canton’. Bộ máy hành chính từ cấp tỉnh trở
xuống thời phong kiến được mô tả như sau: Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc
(mỗi người phụ trách hai, ba tỉnh và chuyên trách một tỉnh) và Tuần phủ
(dưới Tổng đốc, chỉ phụ trách một tỉnh). Giúp việc có Bố chánh sứ ti lo về
thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp. Phụ
trách về quân sự có chức lãnh binh. Tất cả các quan chức đứng đầu tỉnh đều
do chính quyền trung ương trực tiếp bổ nhiệm. Dưới tỉnh là phủ, huyện,
châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.