Điều này làm cho Sở Tư Dao vui vẻ không thôi, thứ Năm vừa lấy được tiền
xong thì liền hẹn Mạnh Hành Du và Đào Khả Mạn ra ngoài trường ăn một
bữa.
Giờ cao điểm giữa trưa nên tốc độ phục vụ rất chậm, một dĩa rau nhỏ sắp
nhìn thấy đáy rồi mà vẫn chưa thấy món nóng được dọn lên.
Buổi sáng Mạnh Hành Du dậy trễ nên ăn không được mấy miếng bữa sáng
dì Trịnh làm đã vội vàng ra cửa, qua cả buổi sáng múa bút thành văn với sự
học tập cao độ thì lúc này đã đói đến lả người rồi. Cô gần như là trông mòn
con mắt nhìn về phía chỗ bếp, cuối cùng cũng thấy người phục vụ bưng dĩa
cá hầm ớt (*) ra.
Ánh mắt Mạnh Hành Du sáng lên, cô cầm chiếc đũa lên có thể sẵn sàng ăn
bất kỳ lúc nào.
Nhưng lúc người phục vụ sắp đến gần bàn họ thì bàn bên cạnh có một nữ
sinh đeo kính đen đứng lên hô to: “Dì à, cá này là chúng tôi gọi, dì bưng đi
đâu vậy?”
Người phục vụ choáng váng, tưởng bản thân mình nhớ nhầm nên liền bưng
dĩa cá đưa sang bàn bên cạnh.
Đang lúc đói khát thì đồ ăn là lớn nhất.
Mạnh Hành Du nhớ rõ ràng bàn bên cạnh đến sau bàn họ, thế là cô đặt đũa
lên bàn, đứng lên nói với người phục vụ: “Dì ơi, cá này là chúng cháu gọi
trước mà.”
Ông nói ông có lý còn bà thì nói bà có lý (**), người phục vụ đặt dĩa cá lên
bàn xong thì lấy điện thoại mở ghi chép gọi món ra, nói một tiếng xin lỗi
với Mạnh Hành Du rồi bưng đĩa cá đặt lên bàn họ, sau đó quay đầu nói với
nữ sinh đeo kính đen, “Bạn học à, dĩa của bàn cháu cũng lên ngay đây.”
(**) Ông nói ông có lý còn bà thì nói bà có lý : Kiểu nói ẩn dụ A nói rằng
A đúng, B nói rằng B đúng. Có nghĩa là mỗi người có lý do riêng và mỗi
người khăng khăng những gì họ muốn nói.
Nữ sinh kính trợn tròn mắt, ngồi xuống bên người nữ sinh A (***) oán giận
móc méo: “Học bá cơ đấy thế mà không chỉ cướp bạn trai của người khác,
ngay cả một dĩa đồ ăn mà cũng đòi cướp cho bằng được, đúng là không biết
xấu hổ.”