morphine, pentazocine, propoxyphene.
Thuốc để giảm đau. Hai loại chính là: loại không gây ngủ và loại gây ngủ.
Thuốc giảm đau không có thuốc ngủ gồm acetaminophen, asa, thuốc kháng
viêm steroid (nsaids) như ibuprofen. Thuốc giảm đau gây ngủ gồm morphine
và các chất dẫn xuất từ morphine.
Thuốc giảm đau không gây ngủ có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ và vừa
(như nhức đầu hay đau răng). Đối với những loại đau nặng hơn thì dùng
những thuốc kết hợp với loại giảm đau gây ngủ nhẹ (như codeine) với thuốc
giảm đau không gây ngủ (asa). Khi kết hợp hai loại này với nhau thì tác dụng
sẽ mạnh hơn dùng từng loại riêng. Khi những loại này không có tác dụng thì
dùng thuốc giảm đau gây ngủ mạnh.
Cơ chế tác dụng
Khi mô cơ thể bị tổn thương (do chấn thương, nhiễm trùng hay viêm) sẽ
phóng thích protaglandin (chất hoá học kích thích sự dẫn truyền cảm giác
đau lên não)
Thuốc giảm đau không gây ngủ (ngoại trừ acetaminophen) ngăn cản sự tạo ra
protaglandin. Acetaminophen hoạt động bằng cách ngăn cản luồng thần kinh
đau ngay trong não do đó giảm cảm giác đau.
Thuốc giảm đau gây ngủ hoạt động giống như edorrphin (chất do cơ thể sinh
ra để giảm đau). Nó ức chế luồng thần kinh đau tại vị trí đặc biệt (gọi là thụ
thể thuốc phiện ở não và tuỷ sống)
Tác dụng phụ
Acetaminophen ít có tác dụng phụ. Asa và nsaids có thể kích thích viêm mạc
dạ dày và gây buồn nôn, đau bụng và đôi khi loét dạ dày. Thuốc giảm đau
gây ngủ có thể gây buồn nôn, ói, buồn ngủ, bón, khó thở. Những loại giảm
đau gây ngu mạnh còn có thể gây cảm giác mơ mơ màng màng. Cảm giác
này có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. Nếu dùng lâu dài thì hầu hết
trường hợp sẽ gây ra sự dung nạp và lệ thuộc thuốc (xem thuốc nghiện).
31.
THUỐC GÂY NÔN
Dùng để điều trị các trường hợp ngộ độc, hoặc uống thuốc quá liều. Cơ chế
tác dụng của chất gây nôn là kích thích lên phần não điều khiển hoạt động