KHÁI NIỆM VỀ THUỐC - DANH MỤC THUỐC GỐC - Trang 25

nôn, hay kích thích trực tiếp lên vách trong của dạ dày. Chất gây nôn được sử
dụng rộng rãi là Ipecac. Đối với người có tình trạng lơ mơ thì không được
dùng chất gây nôn vì họ có thể hít chất này
32.
THUỐC GÂY SUNG HUYẾT DA
Là một chất làm đỏ da do tăng lượng máu chảy đến vùng này. Đội khi trong
thuốc bôi có chất này để làm giảm đau, nhức cơ bắp. Chúng tác động bằng
cách tạo ra sự kích thích (chúng gây ra cảm giác ít khó chịu hơn, làm chệch
đi sự chú ý với cảm giác đau). Các thuốc gây sung huyết da là: methyl
salicylate, menthol, camphor và turpentine
33.
THUỐC GÂY VÔ CẢM
Nhóm thuốc gây ra tình trạng vô cảm. Chuyên gia được thuốc gây vô cảm
vào cơ thể được gọi là người gây vô cảm. Trước khi gây vô cảm phải đánh
giá tình trạng tim phổi và tuần hoàn của bệnh nhân. Người gây vô cảm quyết
định loại và liều lượng của thuốc cần thiết để gây và duy trì vô cảm, xác định
tư thế của bệnh nhân trên bàn mổ, quan sát những dấu chứng rối loạn và
quyết định mọi hành động nên làm nếu có bất chấp. Người gây vô cảm cũng
chịu trách nhiệm giám sát sự thức dậy của bệnh nhân, theo dõi và điều trị bất
kỳ biến chứng gì xảy ra.
34.
THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO
Là loại thuốc dùng để giết chết hoặc làm thương tổn tế bào, là một dạng của
thuốc chống ung thư. Khởi đầu thuốc gây độc tế bào ảnh hưởng lên những tế
bào bất thường, nhưng khi dùng thời gian dài sẽ làm tổn thương hoặc giết
chết các tế bào khoẻ mạnh, đặc biệt trên các tế bào phát triển nhanh. Ví dụ:
có thể gây ảnh hưởng các tế bào không ung thư trong tuỷ xương gây tinh
trạng thiếu máu, dễ bị nhiễm trùng. Những ảnh hưởng có hại này có thể được
bù lại nếu việc điều trị được trãi ra thành nhiều thời gian ngắn.
35.
THUỐC GÂY ẢO GIÁC
Thuốc gây ảo giác có nguy cơ cao của loại thuốc gây nghiện, có tác dụng làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.