KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 19

nước Đại Nam đang bị mất vào tay đoàn quân xâm lược Pháp.
Năm 1864 thương thuyết với đặc sứ Pháp Aubaret về việc hủy bỏ hòa ước
Nhâm Tuất 1862 để ký kết một hoà ước mới (thường gọi là hòa ước
Aubaret 1864) nhưng vì Tự Đức và triều đình Huế cứ tiếp tục chính sách
trả giá kéo dài thời gian thương lượng để chờ thời cơ phản công đánh
chiếm lại các tỉnh bằng võ lực. Cùng một lúc, dư luận Pháp, chính phủ
Pháp đã đổi ý ngả theo chủ trương chiếm đất làm thuộc địa của nhóm chính
quyền quân nhân của họ ở Sài Gòn cho nên họ đã yêu cầu Aubaret ngưng
thương thuyết, tuyên bố không có hoà ước 1864, hoà ước Nhâm Tuất 1862
đã được hai nước phê chuẩn có hiệu lực chấp hành.
Nhóm quân phiệt Pháp ở Sài Gòn chuẩn bị gây hấn. Phan Thanh Giản lại
được giao trọng trách Kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ để đối phó.
Năm 1867, quân binh và tàu chiến của đoàn quân xâm lược Pháp kéo
xuống miền Tây, bao vây tỉnh thành Vĩnh Long. Từ soái hạm l Ondine, đề
đốc La Grandière cử người đưa thư buộc nộp thành. Sau khi viết thư yêu
cầu La Grandière ra lệnh cho đoàn quân xâm lược Pháp không được nhiễu
hại dân chúng và sau khi để lại lời trối cho con cháu không được hợp tác
với người Pháp, ông ra lệnh quan binh dưới quyền ngưng chống cự, rồi
nhịn đói, uống độc dược tự xử.
*Năm 1856 Ông được cử nhận lãnh chức Tổng Tài để trông coi việc biên
soạn bộ sử Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.
*Ông là tác giả của tập Lương Khê Thi Văn Thảo

梁 溪 詩 文 艸.

Đi sứ nước Pháp

Chín tầng lồng lộng giữa trời thinh,
Phụng chỉ ra đi buổi sứ trình.
Lo nỗi nước kia còn phiến biến,
Thương bề dân nọ cuộc giao chinh.
Nghìn trùng biển cả sang tây địa,
Muôn dặm đường xa thẳng đế kinh.
Mây nước sang qua cùng Pháp quốc,
Rước đưa mừng rỡ cuộc hòa minh.

*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.