NQS
Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
Chương 5
CUỘC ĐỜI NGOẠI GIAO CỦAÔNG PHAN THANH GIẢN
II/
Cuộc đời ngoại giao của ông Phan Thanh Giản khởi đầu kể từ khi đoàn
quân viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha đánh bại tướng tài ba của nước Đại
Nam Nguyễn Tri Phương nơi chiến lũy Kỳ Hoà và sau khi viên khâm sai
đại thần Nguyễn Bá Nghi được triều đình Tự Đức ở Huế trao cho toàn
quyền đối phó với người Pháp.
Thay vì tiếp tục dùng giải pháp quân sự để kháng cự thì Nguyễn Bá Nghi
lại áp dụng kế hoãn binh (ĐTLCB, đệ tứ kỷ III, quyển XXIV, trang 208,
bản dịch, Hà Nội) sai người đi cầu hòa thương luợng với Charner trên chiến
hạm Primaugel đậu trên sông Sài Gòn. Từ lúc bắt đầu thương thảo về
những điều kiện do kẻ địch đưa ra để ngưng chiến và tái lập hòa bình,
Nguyễn Bá Nghi không những không chấp nhận những điều kiện đó mà
còn trao thơ trách cứ cho rằng những đòi hỏi của người Pháp chỉ có lợi cho
nước Pháp và có hại cho nước Đại Nam mà thôi và người Pháp A.
Schreiner đã đưa ra một sự phê phán rằng: "Những người An Nam đi
thương thuyết họ đã quên một hệ quả cốt yếu của chiến tranh là kẻ chiến
bại không được phép đòi hỏi lợi lộc." (Le négociateur annamite feignait
ignorer une conséquence essentielle de la guerre, que le vaincu ne saurait
reclaimer des avantages) (A.Schreiner, Abrégé de l Histoire d Annam,
trang, 207, 208, nhà xuất bản Chez l Auteur, Sài Gòn, 1906).
Ngày 26 tháng 4 dl năm 1861 Charner thư hồi đáp cho Nguyễn Bá Nghi
như sau:
-"Rằng, nếu hoà ước được ký kết, nền ngoại thương của người An Nam,
vốn đã bị tiêu hại vì sự phong tỏa của những tàu tuần tra thì nay đã lấy lại
được sự giao lưu một cách tự do, rằng với sự thực hiện cơ sở của người
Pháp ở Sài Gòn và Mỹ Tho thì sự thịnh vượng của miền Nam Kỳ hạ sẽ
được phát triễn cao hơn là trước khi có chiến tranh xảy ra, rằng, thay vì gây