KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 250

Minh Hội ở Trùng Khánh (Việt Cách).
Khoảng cuối năm 1944, Việt Cách dời về tỉnh Quảng Tây và cử ông Hồ và
22 cán bộ của đảng Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội (Phục Quốc: do
2 ông Hoàng Lương và Hồ Học Lãm đại biểu) về Bách Sắc để lo tổ chức
việc trở về Việt Nam xây dựng cơ sở. Đoàn chia ra 2 nhóm; nhóm của ông
*** có Vũ Nam Long đánh chiếm đồn Đồng Mu ở Sóc Giang thuộc Cao
Bằng vào tháng 2 năm 1945 và từ khi đó ong** bỏ danh hiệu Việt Cách và
dùng tên gọi cũ là Việt Minh với lá cờ đỏ sao vàng. Đầu tháng 3 năm 1945,
Việt Minh về vùng Văng Lãng thuộc Thái Nguyên, giáp ranh tỉnh Tuyên
Quang và lập căn cứ bí mật ở đó và từ bấy giờ Việt Minh hoạt động rất
mạnh nhưng tung tích của ông *** vẫn được giữ rất kín cho đến ngày 19
tháng 8 năm 1945.
Đồng thời, ngày 17 tháng 4 năm 1945, ông Trần Trọng Kim ở Huế đệ trình
danh sách thành lập chính phủ cho cả nước Việt Nam bao gồm 3 miền
Trung Nam Bắc và được hoàng đế Bảo Đại chấp nhận. Thành phần nội các
Trần Trọng Kim gồm có:
Trần Trọng Kim, Nội Các Tổng Trưởng
Trần Ðình Nam Nội Vụ Bộ Trưởng
Trần Văn Chương Ngoại Giao Bộ Trưởng
Trịnh Ðình Thảo Tư Pháp Bộ Trưởng
Hoàng Xuân Hãn Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng
Vũ Văn Hiền, Tài Chánh Bộ Trưởng
Phan Anh, Thanh Niên Bộ Trưởng
Lưu Văn Lang, Công Chính Bộ Trưởng
Vũ Ngọc Anh, Y Tế Bộ Trưởng
Hồ Bá Khanh, Kinh Tế Bộ Trưởng
Nguyễn Hữu Thi, Tiếp Tế Bộ Trưởng.
Đích thân ông Trần Trọng Kim cùng với các ông Hoàng Xuân Hản, Vũ
Văn Hiền ra Hà Nội gặp chức quyền quân sự Nhật Bản để yêu cầu giao trả
lại cho chính phủ Việt Nam các nhượng địa của Pháp là Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng và toàn hạt đất Nam Kỳ.
Ngày 20 tháng 7 năm 1945, Nhật giao trả chính phủ Việt Nam Hà Nội, Hải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.