Đôi khi mọi người phản ứng lại việc trở nên giàu có hơn bằng cách vay nợ nhiều
hơn, để mua vào các tài sản mới. Phản ứng thông thường là thế chấp thêm để mua
một căn nhà thứ hai, bên cạnh việc bán ra một số chứng khoán để thanh toán trước
một phần giá trị ngôi nhà đó. Trong trường hợp này chẳng có gì thay đổi trong chi
tiêu của người tiêu dùng, tỷ lệ tiết kiệm hay tài sản của họ cả (sau khi trừ đi phần nợ
vay). Nhưng tổng tài sản và nợ vay đều tăng, người tiêu dùng đang chịu rủi ro nhiều
hơn trước. Cùng lúc đó, do nhu cầu gia tăng, giá nhà có xu hướng tăng lên!
Rất may là có những người thận trọng hơn khi giá tài sản tăng cao. Một phản ứng
tránh rủi ro khi đó là bán chứng khoán để thanh toán hết nợ nần. Một số người tận
dụng khi giá nhà tăng bằng cách thế chấp để vay một khoản lớn hơn, dùng số tiền
vay này thanh toán khoản vay cũ có lãi suất cao hơn, hoặc gia tăng các khoản tiền
gửi của mình để phòng xa. Khi trả nợ cũ, rủi ro sẽ giảm đi. Còn trong trường hợp thứ
hai, tổng tài sản của người đó vẫn phụ thuộc vào giá nhà tăng, và từ quan điểm của
Ngân hang trung ương thì vẫn còn đó nỗ lo rằng một ngày nào đó khoản tiết kiệm
kia sẽ bị tiêu xài đi!
Tất cả những tác động vừa kể trên sẽ đi theo chiều ngược lại nếu giá tài sản xuống
đủ sâu, và theo đó tỷ lệ tiết kiệm so với tổng thu nhập tăng lên. Điều này xảy ra lần
gần nhất là vào thập niên 1970, khi lạm phát ảnh hưởng đến giá trị tài sản thực, làm
thúc đẩy tăng tỷ lệ tiết kiệm, và mọi người muốn khôi phục lại bảng cân đối tài sản
cũa họ. Tuy nhiên, khi giá tài sản giảm, người ta cũng lo sợ và giảm thiểu rủi ro bằng
cách trả bớt nợ nần hay thoát ra khỏi các tài sản rủi ro cao như chứng khoán. Tất
nhiên đây không phải là thời điểm thích hợp để hành động như vậy, điều này có thể
làm trầm trọng hơn vòng xoáy của giá tài sản. Nói gì thì nói, nhiều người vẫn bị thôi
thúc phải giảm rủi ro của họ.
ĐO LƯỜNG HIỆU ỨNG TÀI SẢN
Các nhà kinh tế đã cố gắng tính toán quy mô của hiệu ứng tài sản trên thực tế.
Điều này không dễ, bởi giá tài sản tăng thường cùng thời điểm với tăng thu nhập và
giảm thất nghiệp, cả hai việc này đều kích thích chi tiêu. Ngoài ra, đến một mức độ
nào đó thì cả việc tài sản tăng giá và chi tiêu tăng đều là kết quả của những kích
thích tiền tệ từ Ngân hang trung ương thông qua cơ chế lãi suất hạ. Tuy nhiên, bất
chấp những điều kiện nói trên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một tác động đo
lường được của việc tăng giá tài sản lên mức chi tiêu của người tiêu dùng, mức độ
cao thấp tuỳ theo từng quốc gia
. Một số ít tài liệu cho thấy không có ảnh hưởng
của hiệu ứng tài sản lên thị trường chứng khoán, một số ít hơn không thấy rằng giá