Hai ngày sau cuộc khủng hoảng, trên tờ Thời báo New York vào ngày 22 tháng Mười
năm 1929 có một tiêu đề viết rằng: “Fisher khẳng định giá các chứng khoán đang ở
mức thấp.” Fisher tiếp tục bảo vệ nhận định của ông trong những năm 1930. Những
ai đồng ý với quan điểm này đều cho rằng, nếu Fed không mắc sai lầm trong việc
tăng lãi suất và làm chậm tăng trưởng kinh tế thì đã không có khủng hoảng thị
trường chứng khoán và cũng không có suy thoái kinh tế nghiêm trọng
.
Việc đánh giá liệu các chứng khoán có được định giá thích hợp hay không phụ
thuộc vào quan điểm của mỗi người về triển vọng kinh tế và lợi nhuận cũng như tính
hợp lý của tỷ lệ giá/lợi nhuận (chỉ số P/E). Theo quan điểm thứ hai, mặc dù trước đợt
khủng hoảng có những ước tính khác nhau về tỷ lệ P/E trên thị trường Hoa Kỳ
nhưng một ước tính thích hợp có thể là P/E từ 20 đến 22. Một trong những khó khăn
trong khi đánh giá là trong thời kỳ phục hồi kinh tế mạnh mẽ, lợi nhuận có thể sẽ bị
thổi phồng quá mức xu hướng của chúng, nguyên nhân là do sức mạnh của các hoạt
động kinh tế và đôi khi cũng do các hoạt động kế toán “lạc quan” hay thậm chí đáng
ngờ. Chính vì thế, ước tính P/E từ 20 đến 22 thực tế có thể thấp hơn.
Vào cuối những năm 1990, tỷ lệ P/E tăng cao hơn rất nhiều, lên tới khoảng 30 vào
năm 1990 - 2000. Tuy nhiên, so với các giai đoạn khác trong thế kỷ XX, tỷ lệ năm
1929 đã ở mức cao bất thường. Tỷ lệ trung bình dài hạn của P/E thường vào khoảng
14 đến 15, với độ giao động từ 8 đến 20. Tỷ lệ này thường thấp khi xảy ra các khủng
hoảng lớn hoặc chiến tranh, và cao khi nền kinh tế phục hồi mạnh. Chính vì thế, tỷ lệ
vào năm 1929 đã phản ánh những dự đoán về hàng loạt các tin tức kinh tế tích cực
và tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng. Tỷ lệ P/E vào năm 2000 (đỉnh điểm của bong
bóng những năm 1990) thậm chí còn lớn hơn rất nhiều.
Liệu sự lạc quan về triển vọng kinh tế có trở thành thực tế vào năm 1929? Như đã
trình bày trên đây, bởi vì lạm phát thấp nên nền kinh tế chưa phải chịu những đe dọa
do lạm phát gây nên (vào thời kỳ đó các vấn đề lạm phát đã tự lộ rõ qua dòng chảy
ra ngoài theo Bản vị Vàng và tự động làm chậm lại nền kinh tế.) Tuy nhiên, sự phục
hồi kinh tế có thể sẽ chấm dứt do các lực lượng “thực” của nền kinh tế chứ không
chỉ riêng các yếu tố tài chính (mà cụ thể là lãi suất). Không sớm thì muộn, thời kỳ
phục hồi có thể sẽ chấm dứt do không còn thích hợp, nguyên nhân chính là do các
khoản đầu tư quá mức. Theo quan điểm này, Cuộc khủng hoảng Phố Wall không
phải là nguyên ngân gây ra suy thoái kinh tế mà cũng chỉ là nạn nhân.
Trong bối cảnh khủng hoảng vào năm 1927 - 1929, một số khoản đầu tư kinh
doanh vào thời điểm đó có thể bị coi là sự lãng phí nguồn lực (hay nói đúng hơn là