còn non kém), cũng giống như một số khoản đầu tư vào những năm 1990. Chính vì
thế, tôi nghĩ chúng ta có thể lập luận rằng, nếu các quan chức tìm ra cách hạn chế
các thị trường và tránh hiện tượng định giá cao quá mức vào những năm 1920 thì kết
quả cho nền kinh tế và cho hầu hết các nhà đầu tư đáng ra đã tốt hơn.
Vậy chúng ta có thể kết luận như thế nào về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ,
khủng hoảng và thời kỳ suy thoái kinh tế? Đầu tiên, thời kỳ tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng vào cuối những năm 1920 cũng như sự bùng nổ thị trường chứng
khoán có thể bắt nguồn từ chính sách tiền tệ quá dễ dàng từ năm 1925 trở đi; đó
chính là lãi suất quá thấp. Thứ hai, chính sách từng bước tăng lãi suất từ đầu năm
1928 trở đi đã dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ và đến năm 1929 thì suy
thoái đã thể hiện rõ ràng nhất. Thứ ba, mặc dù chúng ta có thể đổ lỗi cho Fed vì các
chính sách quá dễ dãi trong giai đoạn 1925 – 1927 thì chúng ta cũng không thể
khẳng định chắc chắn liệu có thể có những biện pháp tốt hơn vào giai đoạn 1928 –
1929 hay không. Lãi suất tăng mạnh hơn có thể đã kiểm soát thị trường mà không
làm ảnh hưởng nền kinh tế, nhưng nhận định này cũng không chắc chắn. Tăng lãi
suất chậm hơn có thể đã gây nên nguy cơ giá chứng khoán tăng thậm chí cao hơn
vào giai đoạn 1929 - 1930 hay thậm chí cả sau đó. Cuối cùng, khi xem xét tới giai
đoạn tới, chúng ta không nên cho rằng chính sách tiền tệ của Fed vào những năm
1920 đã gây ra suy thoái. Về điểm này, các nhà nghiên cứu nói chung đều thống nhất
rằng các chính sách tiền tệ giai đoạn 1931 - 1932 đã mắc phải nhiều lỗi lớn.
CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Có những biện pháp nào có thể thay thế cho chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn
bong bóng vào những năm 1920? Các chính phủ và các ngân hàng trung ương có thể
sử dụng các cách khác để kiểm soát thị trường, kể cả việc đưa ra những cảnh báo
công khai hay hạn chế cho vay. Trên thực tế, Fed đã nỗ lực nhằm hạn chế cho vay
đầu tư chứng khoán (margin lending), một trong những nguồn lực chính của thị
trường. Ví dụ như vào năm 1929, Fed đã cảnh báo các ngân hàng thành viên rằng
các khoản cho vay với người vay là các nhà môi giới chứng khoán không được xem
là các sử dụng nguồn vốn thích hợp cho ngân hàng. Tuy nhiên, theo Chancellor thì:
“một lý do khiến không thể theo dõi được các khoản cho vay đầu tư chứng khoán là
bởi vì ngày càng có nhiều tập đoàn của Hoa Kỳ và các ngân hàng nước ngoài cung
cấp các khoản cho vay này, mà họ thì không hề gắn kết với Cục Dự trữ Liên bang.
”