trong bất kỳ trường hợp nào, lương chưa khi nào dễ có nguy cơ giảm xuống như vào
những năm 1930.
Khoảng hơn một năm sau sự sụt giảm, vào cuối năm 1930 và đầu năm 1931, một
số nhà quan sát nghĩ rằng thời kỳ tồi tệ nhất của nền kinh tế đã qua. Tháng Mười Hai
năm 1930, doanh số bán hàng ở các cửa hàng bách hóa gần như đã ngang bằng với
mức của tháng Một và tiếp tục tăng vào đầu năm 1931. Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh
nhưng chỉ cao hơn 1 điểm phần trăm so với mức kỷ lục vào thời kỳ suy sụp kinh tế
năm 1922 (tỷ lệ thất nghiệp thời kỳ này rất cao nhưng không phải là một đợt suy
thoái). Thị trường chứng khoán cuối năm 1930 dừng lại ở mức bằng một nửa so với
mức đỉnh điểm vào tháng Mười năm 1929, bằng với mức cuối năm 1927.
Tuy nhiên, giữa năm 1931đã xảy ra một một sự sụt giảm kinh tế mới khiến nền
kinh tế rơi xuống mức đáy vào năm 1932 - 1933. Cũng trong giai đoạn đó, một lần
nữa thị trường chứng khoán lại bị giảm phân nửa. Sự sụt giảm này là do các vấn đề
quốc tế, mà khởi đầu là cuộc khủng hoảng đồng bảng Anh vào tháng Tư năm 1931.
Vào tháng Chín năm 1931, trước tình hình nền kinh tế yếu kém và tỷ lệ thất nghiệp
tăng cao, Anh đã bỏ qua Bản vị Vàng và vì thế vàng bắt đầu chảy ra khỏi Hoa Kỳ.
Như thường lệ, dưới chế độ Bản vị Vàng, Cục Dự trữ Liên bang phản ứng bằng việc
đảo ngược chính sách tiền tệ đang dễ dãi của mình và thắt chặt tín dụng. Hành động
này đã gây ra nhiều sự sụt giảm mới trên thị trường chứng khoán, thanh khoản trở
nên khan hiếm và dẫn tới hàng loạt các vụ phá sản ngân hàng. Năm 2002 - 2003 thì
hoàn toàn ngược lại, lãi suất Hoa Kỳ bị giảm thêm một chút xuống còn 1%.
Thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc Suy thoái diễn ra vào tháng Ba năm 1933 khi làn
sóng các ngân hàng phá sản đã dẫn tới sự bất ổn chung, đồng thời khiến các ngân
hàng đồng loạt phải đóng cửa tạm thời. Chỉ số Dow Jones thực tế đã chạm đáy trước
đó và vào ngày 8 tháng Bảy năm 1932 đóng cửa ở 41,88 điểm, giảm 90% so với thời
kỳ đỉnh điểm. Còn chứng khoán của công ty radio RCA thì giảm xuống chỉ còn 3 đô
la so với mức 114 đô la vào năm 1929. Nền kinh tế cũng đang trong thời kỳ khủng
hoảng. GDP sụt giảm tới 30% và rơi xuống mức thấp vào tháng Ba năm 1933 khi
sản lượng công nghiệp giảm tới gần 45%. Các khoản đầu tư cố định giảm mạnh,
chưa bằng 1/5 mức năm 1929 và khiến tổng mức chi tiêu giảm chỉ còn một nửa. Tỷ
lệ thất nghiệp tăng từ 3,2% vào năm 1929 xuống còn 25,2% vào năm 1933. Mức chi
tiêu tiêu dùng tăng dần trở lại mức năm 1930 khi tỷ lệ tiết kiệm tăng cao hơn và sau
đó tiếp tục giảm vào năm 1931 – 1933 do các khoản thu nhập giảm xuống.
Các nước khác trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng của thời kỳ suy giảm kinh tế
mạnh, mặc dù tình hình tại đa phần các nước này không nghiêm trọng như tại Hoa