KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 46

Kỳ. Đức là một trong những nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, GDP giảm tới 20%, mở
đường cho sự xuất hiện của Hitler, trong khi GDP của Pháp giảm tới 16%. Anh
không bị ảnh hưởng tới mức nghiêm trọng như thế, GDP chỉ giảm 6%, tuy nhiên tỷ
lệ thất nghiệp vốn đã cao khoảng 10% vào năm 1920 khi đó đã tăng tới mức 20%.
Sự suy giảm kinh tế này đã lan rộng tới tất cả các khu vực trên thế giới trước tiên là
do những ảnh hưởng của Bản vị Vàng và sau đó mức độ này ngày càng tăng do suy
giảm thương mại, chủ nghĩa bảo hộ nền công nghiệp trong nước và lòng tin kinh
doanh thấp.

Vào năm 1993, Hoa Kỳ bắt đầu đạt được sự phục hồi kinh tế nhanh chóng, GDP

tăng trưởng trung bình 9% một năm trong giai đoạn 1933 - 1937. Tuy nhiên, sản
lượng năm 1937 chỉ phục hồi về mức năm 1929 và nền kinh tế phải trải qua một đợt
suy giảm mới vào năm 1937 - 1938, nhưng với mức độ nhỏ hơn. Sau năm 1933, các
nước khác cũng dần phục hồi lại, nhưng giống như Hoa Kỳ, họ phải mất một thời
gian để đạt đến mức đỉnh điểm trước đó và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn khá cao trong
một vài năm. Một số nhà bình luận tin rằng chỉ có Thế chiến II và hiện đại hóa vũ
khí, những hoạt động đòi hỏi các nguồn đầu tư khổng lồ mới mới có thể giúp thế
giới thoát khỏi tình trạng Suy thoái.

CÁC GIẢI THÍCH CHO CUỘC ĐẠI SUY THOÁI
Như chúng ta đã thấy, có một mối liên hệ mật thiết giữa chính sách tiền tệ, giá tài

sản, những thay đổi về cơ cấu và chu kỳ kinh doanh. Nhưng trong kho tàng kiến
thức đồ sộ về Suy thoái, nói chung có ba giải thích như sau.

CÁC GIẢI THÍCH LIÊN QUAN TỚI CHU KỲ KINH DOANH

Các giải thích này tập trung vào các lý do gây nên sự sụt giảm liên tục các khoản

đầu tư và chi tiêu tiêu dùng. Theo quan điểm này, người ta đã “đầu tư quá mức” vào
những năm 1920 và đến những năm 1930, một điều hiển nhiên là các khoản đầu tư
sẽ bị hạn chế khi chu kỳ kinh doanh đi xuống. Các giải thích này có một số điểm
khác nhau giữa một bên nhấn mạnh tới các sai lầm chính sách, các cú sốc và một bên
tập trung vào chu kỳ tự nhiên của đầu tư. Một số cú sốc đã được ghi chép lại. Xuất
khẩu bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế trên toàn thế giới từ năm 1930. Giá nông
nghiệp tại Hoa Kỳ giảm mạnh, dẫn tới giảm thu nhập và vì thế giảm mức chi tiêu
của những người làm nông, mặc dù dĩ nhiên là thu nhập của những người dân thành
thị sẽ được cải thiện. Và quan điểm này đã lý giải phần nào tới những ảnh hưởng về
lòng tin và tài sản mà sự sụp đổ ngân hàng và các thị trường chứng khoán gây ra.
Các sai lầm chính sách bao gồm các hành động bảo hộ nền công nghiệp trong nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.