KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 47

và sự thắt chặt chính sách tiền tệ vào cuối năm 1931 khi Anh rút khỏi chế độ Bản vị
Vàng. Một chính sách rất không mấy hiệu quả thường được nhắc tới là dự luật thuế
Smoot–Hawley vào năm 1930. Đây là một biện pháp bảo vệ nền công nghiệp trong
nước nhanh chóng vấp phải sự phản đối của các nước khác và là một trong những
nhân tố gây ra cuộc khủng hoảng đồng bảng Anh, qua đó, khiến Hoa Kỳ thắt chặt
chính sách tiền tệ của họ.

Những giải thích mang tính chu kỳ này nhấn mạnh tới sự biến động của các khoản

đầu tư kinh doanh. Các khoản đầu tư cao vào những năm 1920 giúp tạo công ăn việc
làm và nâng cao thu nhập cũng như chi tiêu nói chung, và ngay lập tức, điều đó giúp
tiêu thụ các sản phẩm mới được sản xuất. Tuy nhiên xét theo một số phương diện
khác, khi năng lực sản xuất mới ngày càng tỏ rõ tính hiệu quả thì nhu cầu đầu tư mới
sẽ giảm dần. Khi các khoản chi vào đầu tư chậm lại thì việc làm và thu nhập sẽ
giảm, kéo theo sự sụt giảm tích tụ cả về thu nhập và chi tiêu. Trong giai đoạn 2000-
2002, chi tiêu vào đầu tư kinh doanh cũng giảm mạnh và những người có quan điểm
bi quan về triển vọng phục hồi kinh tế cho rằng chúng sẽ vẫn tiếp tục ở mức thấp.
Tuy nhiên, các khoản đầu tư trong giai đoạn 2003 - 2004 đã phục hồi mạnh và tiếp
tục tăng vọt tới năm 2007.

CÁC GIẢI THÍCH LIÊN QUAN TỚI TIỀN TỆ
Chính sách tiền tệ cũng đã phản ứng thích hợp với giai đoạn sụt giảm vào cuối

năm 1929 - 1930, tuy nhiên sau đó nó lại trở nên quá hạn chế vào cuối năm 1931-
1932. Có một số yếu tố khác nhau trong các giải thích này, một số người đề cập tới
vàng và một số đề cập tới việc tích trữ tiền mặt. Trên thực tế, lập luận quan trọng
nhất (theo Friedman và Schwartz) là GDP sụt giảm do sự sụt giảm nguồn cung tiền
danh nghĩa, đây là một vấn đề mà Fed đã không thể đương đầu bằng chính sách mở
rộng.

Những người theo quan điểm trái ngược lại lập luận rằng sự sụt giảm nguồn cung

tiền tệ là một kết quả (chứ không phải là nguyên nhân) của các hoạt động kinh tế bị
sụt giảm. Họ đồng ý rằng lẽ ra Fed nên nỗ lực hơn để bù đắp lượng sụt giảm đó, đặc
biệt là khi chính sách tiền tệ rõ ràng rất hạn chế trong giai đoạn 1931 - 1932, nhưng
họ cũng nghi ngờ liệu Fed có khả năng kiểm soát nguồn cung tiền tệ hay không.
Tăng trưởng tiền tệ trong giai đoạn 2002 - 2003 tiếp tục dao động vào khoảng 6 đến
10% một năm, có phần mạnh hơn hầu hết các giai đoạn những năm 1990.

CÁC GIẢI THÍCH TÀI CHÍNH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.