VAI TRÒ CỦA GIÁ TÀI SẢN
Chúng ta hãy cùng dừng lại và xem xét câu chuyện trên khía cạnh các diễn biến
của giá tài sản. Đầu tiên, thị trường phát triển vào những năm 1920 đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy sự bùng nổ kinh tế. Mức đầu tư cao, tăng trưởng tiêu
dùng mạnh và tâm lý phấn khởi vào giai đoạn đó rõ ràng có quan hệ mật thiết với
bong bóng trên thị trường chứng khoán, cũng như những gì chúng ta đã thấy vào
những năm 1990. Chính vì thế nếu bong bóng thị trường chứng khoán bị làm xẹp
sớm hơn thì nó sẽ không chỉ giảm được các khoản thua lỗ mà chúng ta phải chịu sau
này mà còn giảm được các khoản lợi nhuận và vì thế sẽ hạn chế được sự bùng nổ
kinh tế.
Cuộc Khủng hoảng năm 1929 đã phá tan bầu không khí hứng khởi của những năm
1920 sôi động, tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân gây ra cuộc Suy thoái. Đầu
năm 1930, chỉ số Dow Jones phục hồi về mức gần 300, gần đạt tới mức cuối năm
1928 và đầu 1929. Nhưng bắt đầu vào tháng 5/1930 chỉ số lại bắt đầu giảm và vào
cuối năm 1930 thì chỉ còn bằng một nửa so với mức năm 1929 (trước khi Fed mắc
phải sai lầm là thắt chặt tín dụng một lần nữa); vào năm 1931 - 1932, chỉ số này vẫn
tiếp tiếp tục giảm, khi giảm thấp nhất, chỉ số này đã giảm 90% so với mức cao vào
năm 1929. Vào thời điểm này, tâm lý lo ngại bong bóng bùng nổ có thể đã đóng một
vai trò quan trọng, các cổ đông đồng loạt quay lưng với chứng khoán sau khi đã thất
vọng quá nhiều.
Tất nhiên sự so sánh giữa đỉnh điểm và đáy sâu có thể phóng đại những ảnh
hưởng của sự sụt giảm thị trường. Trên lý thuyết, không nhiều người thực sự mua
vào khi mức giá đang ở đỉnh điểm hoặc coi đó là yếu tố đo lường mức độ giàu có
thực sự của họ, trong khi đó, thời kỳ giá chạm đáy chỉ kéo dài trong một thời gian
ngắn. Nhưng trong khoảng ba năm, từ 1928 tới cuối năm 1930, chỉ số Dow Jones đã
đạt mức 200 điểm hoặc hơn (và đạt đến mức cao nhất hơn 350 điểm). Từ cuối năm
1931 trở đi, khi Suy thoái thực sự nghiêm trọng thì chỉ số này giảm xuống chỉ còn
100 điểm (chỉ còn một nửa) và duy trì ở mức đó tới tận năm 1935. Chính vì thế, hầu
hết các nhà đầu tư đều cảm thấy mình đã bị lỗ hơn nửa giá trị thị trường chứng
khoán của họ, trong khi một số khác lỗ thậm chí nặng nề hơn, đặc biệt là những
người mua cổ phiếu bằng tiền vay.
Không có nhiều tài liệu ghi chép về giá tài sản trong giai đoạn này, tuy nhiên
chúng đều giảm mạnh. Trong thời kỳ này, giá nhà ước tính giảm 30% và giá các tài
sản thương mại cũng giảm theo. Giá trị các nông trang nhỏ sụt mạnh, chính điều đó
đã dậy lên hiện tượng di cư ồ ạt như được miêu tả rõ ràng trong cuốn tiểu thuyết