KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 50

Chùm nho Phẫn nộ ( The Grapes of Wrath) của John Steinbeck. Mặc dù phần trăm
sụt giảm của giá các tài sản không lớn như giá chứng khoán nhưng những ảnh hưởng
của chúng vô cùng lớn, thậm chí lớn hơn do chúng ảnh hưởng tới các khoản lỗ thế
chấp và các ngân hàng.

Nói tóm lại, trong khi một điều không thể phủ nhận là cuộc Khủng hoảng 1929

không gây ra Suy thoái, nhưng những sụt giảm lớn sau đó cả về chứng khoán và tài
sản, cùng với các ảnh hưởng liên quan tới ngân hàng do vỡ nợ cho vay thế chấp rõ
ràng là một yếu tố quan trọng dẫn đến Suy thoái. Và những sụt giảm này có thể đã
nhẹ hơn rất nhiều nếu thị trường không phát triển mạnh mẽ đến vậy vào cuối những
năm 1920. Tôi không phủ nhận rằng lý do duy nhất và quan trọng nhất dẫn đến cuộc
Suy thoái là việc thắt chặt chính sách tiền tệ không hiệu quả vào năm 1931 do những
ảnh hưởng của Bản vị Vàng. Nhưng tôi nghĩ việc thắt chặt chính sách trở nên tồi tệ
như thế cũng là do tình hình chu kỳ kinh doanh cùng với giá các tài sản thời đó. Một
bong bóng sẽ khiến nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc hoặc các sai lầm
chính sách hơn. Trong chương tiếp, chúng ta sẽ cùng bàn về bong bóng lớn thứ hai
của thế kỷ XX, đó là Nhật Bản vào những năm 1980. Trong khi Nhật Bản tránh được
một cuộc Suy thoái trên diện rộng sau khi bong bóng nổ tung thì tăng trưởng kinh tế
của nước này lại bị trì trệ tới tận năm 2003 - 2004. Hơn nữa, có một sự trái ngược
hoàn toàn giữa một Nhật Bản tự tin, sẵn sàng đối đầu với cả thế giới và luôn được
các nhà sản xuất toàn cầu kính phục và nể sợ vào những năm 1980 với một Nhật Bản
trì trệ và lực bất tòng tâm vào những năm 1990. Nếu vào năm 1990, ta đầu tư 1.000
đô la vào thị trường Hoa Kỳ thì ngày này khoản đầu tư ấy sẽ tăng lên tới 4.000 đô la
(với chỉ số S&P ở mức 1.000), nhưng nếu ta đầu tư một khoản tương tự vào thị
trường Nhật Bản thì ta sẽ chỉ thu lại chưa được 400 đô la.

Câu chuyện của Nhật Bản cũng rất thú vị bởi vì nó có nhiều điểm tương đồng với

câu chuyện của Hoa Kỳ ngày nay. Bong bóng bất động sản của Nhật Bản nổ tung đã
gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng và cuối cùng nước này phải kêu gọi sự cứu
trợ của hệ thống ngân hàng. Nhưng chính phủ Nhật Bản quá chậm chạp trong việc
nhìn nhận ra vấn đề. Cuộc khủng hoảng đã tồn tại trong gần một thập kỷ trước khi
chính phủ đưa ra những hành động thích hợp vào năm 1998 – 1999. Cuộc khủng
hoảng tại Hoa Kỳ hiện tại cũng gây ra áp lực lớn tới hệ thống ngân hàng nhưng lần
này, các áp lực thị trường và các quy tắc kế toán đã buộc chính phủ phải can thiệp
vào hệ thống này nhanh chóng hơn. Một điểm tương đồng khác là trong suốt thời kỳ
đó, Ngân hàng Trung ương Nhật không ngừng lo lắng rằng họ có thể sẽ là nhân tố
kích thích và gây ra mầm mống lạm phát cho tương lai. Chính tâm lý này đã khiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.