KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 53

3. NHẬT BẢN VÀ BÓNG MA GIẢM PHÁT

Sau giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng với những hậu quả nặng nề trong những

năm 1930, một vài thập kỷ sau, các bong bóng giá tài sản lớn hiếm khi xảy ra. Vào
những năm 1970, các bong bóng và suy thoái chỉ còn được xem là những gì thuộc về
lịch sử cổ đại; còn các bận tâm lớn nhất của nền kinh tế thế giới là giá dầu cao ngất
trời và lạm phát. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế của Nhật Bản đã làm sụp đổ hoàn toàn
bức tranh màu hồng này. Nhật Bản không chỉ phải trải qua một bong bóng lớn và sau
đó là một giai đoạn suy sụp nghiêm trọng đã khiến nền kinh tế nước này trì trệ trong
hơn một thập kỷ mà còn xuất hiện trở lại bóng ma giảm phát kinh hoàng vốn đã biến
mất từ những năm 1930. Câu chuyện của Nhật Bản cho chúng ta thấy các bong bóng
và giảm phát có mối quan hệ tương tác với nhau như thế nào. Bong bóng nổ tung có
thể dễ dàng dẫn tới tình trạng giảm phát do nguy cơ suy thoái nền kinh tế trầm trọng.
Và sau đó, chính giảm phát sẽ khiến tình trạng suy thoái trở nên tồi tệ hơn và nhiệm
vụ phục hồi tăng trưởng kinh tế sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Vào cuối những năm 1980, các thị trường bất động sản và chứng khoán ở Nhật

Bản được định giá cao đến không ngờ. Chỉ số P/E trên thị trường chứng khoán đạt
tới mức 60 và chiếm 45% tổng giá trị chứng khoán thế giới, mặc dù Nhật Bản chỉ
tạo ra 10% GDP thế giới. Giá bất động sản thậm chí biến động tột độ hơn nữa, với
lợi nhuận cho thuê vô cùng thấp và giá trị mỗi mét vuông ở khu vực trung tâm

Tokyo tăng cao bất ngờ. Chỉ số giá đất (LPI)

[22]

mà chính phủ áp dụng tại 6 thành

phố lớn tăng gấp ba lần trong giai đoạn 1985 và 1990 (xem biểu đồ 3.1).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.