KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 56

mức 6% nhưng sau đó chỉ giảm từ từ mặc dù nền kinh tế sụt giảm mạnh. Mức tăng
lãi suất rõ ràng không chỉ để đối phó với lạm phát mà còn nhằm giảm giá đất. Lạm
phát vào thời gian đó chưa phải là vấn đề trầm trọng. Sụt giảm đầu tư phần nào là hệ
quả trước tình hình lãi suất tăng cao và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Nhưng
đồng thời điều đó cũng phản ánh lượng đầu tư quá mức đã diễn ra trước đó. Diễn
biến này cũng tương tự như những trải nghiệm của Hoa Kỳ vào những năm 1930
như đã trình bày trong Chương 2.

Giá chứng khoán từ mức đỉnh điểm vào cuối năm 1989 đã giảm 46% trong chín

tháng và dừng lại ở mức thấp trong suốt những năm 1990; đến năm 2003, mức giá
này lại sụt giảm xuống mức thấp mới, kém 75% so với 13 năm trước đó. Giá đất bắt
đầu trượt mạnh khiến chỉ số bất động sản của sáu thành phố lớn mất đi tất cả các
khoản lợi nhuận trong giai đoạn 1985 - 1990 tới năm 2001 và cuối cùng, mãi tới năm
2005 giá mới dần phục hồi, giảm 86% so với mức cao vào năm 1990. Tăng trưởng
GDP trung bình từ 1991 đến 2003 chỉ vào khoảng 1%/năm trong khi tăng trưởng
năng suất gần như bằng 0. Tỷ lệ giữa đầu tư tư nhân và GDP giảm từ mức đỉnh điểm
là 21% vào năm 1990 xuống chỉ còn 15% vào năm 2003. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở
mức khá cao theo tiêu chuẩn thế giới.

Nền kinh tế yếu kém và giá tài sản sụt giảm, đặc biệt là giá bất động sản, đã gây

nên một lượng lớn các khoản nợ xấu, khiến khu vực tài chính gần như bị phá sản.
Riêng các khoản nợ xấu đã ước tính vào khoảng 20 đến 25% GDP vào năm 2001.
Các ngân hàng cũng phải đối mặt với vấn đề là một phần vốn căn bản của họ (theo

một điều khoản đặc biệt với Nhật Bản trong các thỏa thuận vốn Basle

[24]

) được

hình thành từ các khoản lợi nhuận từ nắm giữ cổ phiếu. Vào cuối những năm 1980,
các khoản lợi nhuận này rất lớn và là một “tấm đệm về vốn” quan trọng cho các
ngân hàng. Sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ, hầu hết các lợi nhuận này biến
mất. Các khoản cho vay của ngân hàng tăng chậm tới năm 1997 nhưng sau đó, dư nợ
cũng bắt đầu giảm mặc dù nguồn cung ứng tiền tiếp tục tăng. Các ngân hàng muốn
giảm cho vay bởi vì vốn của họ không còn được vững mạnh, đồng thời các công ty
cũng cố gắng giảm các khoản vay. Các khoản vay này đóng vai trò lớn nếu giá tài
sản cao, nhưng vào thời điểm này, chúng khiến các công ty phải đối mặt với nhiều
tác động xấu.

Xét trên nhiều phương diện, điều ngạc nhiên là nền kinh tế Nhật thậm chí không

có dấu hiệu bị tác động. Tình trạng giá tài sản sụt giảm của Nhật Bản cũng giống
như những gì Hoa Kỳ đã trải qua vào những năm 1930 nhưng điểm khác biệt là mặc
dù Nhật Bản phải chịu một loạt các cuộc khủng hoảng nhẹ và thời kỳ phục hồi ngắn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.