hạn của gia đình. Hơn nữa, lãi suất sụt giảm đã giúp giảm đáng kể chi phí thế chấp.
Chính vì thế, trong những năm gần đây, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình ở Nhật Bản có xu
hướng giảm so với mức rất cao trước đó, qua đó góp phần tăng chi tiêu tiêu dùng.
Sụt giảm giá tài sản ở Nhật Bản chủ yếu gây ảnh hưởng tới lòng tin doanh nghiệp và
các khoản cho vay của ngân hàng.
NHẬT BẢN VÀ GIẢM PHÁT
Từ những năm 1950 đến giữa những năm 1990, hầu như không có bất kỳ sự lo
lắng nào về giảm phát – tức là giá tiêu dùng sụt giảm. Toàn bộ quan tâm của thế giới
tập trung vào việc đối phó với giá cả leo thang, lạm phát – vấn đề kinh tế số 1.
Nhưng vào cuối những năm 1990 khi cuộc chiến chống lạm phát đã giành được
chiến thắng, giảm phát đã xuất hiện ở một số nước châu Á, bao gồm cả Nhật Bản.
Các ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế đều đồng ý rằng mức tăng giá lý
tưởng để duy trì tỷ lệ lạm phát hàng năm thấp là trong phạm vi từ 1 đến 3% mỗi
năm, chứ không thể đạt tỷ lệ bằng 0. Một lý do dẫn tới nhận định này là do người ta
tin rằng các chỉ số lạm phát thường phóng đại tình trạng lạm phát bởi các nhà thống
kê thường không ý thức đầy đủ về những cải thiện về mặt chất lượng. Tại Hoa Kỳ,
biện pháp thống kê đã được thay đổi vào những năm 1980 để cố gắng giảm trừ vấn
đề này, nhưng rất nhiều nhà kinh tế tranh luận rằng lạm phát vẫn bị cường điệu quá
mức.
Dù vậy, lý do chính là các ngân hàng trung ương lo sợ giảm phát (deflation). Nếu
họ hướng tới tỷ lệ lạm phát bằng 0, rất có thể họ sẽ không đạt được mục tiêu này và
khiến mức giá giảm sút. Tuy nhiên nếu họ đặt ra mục tiêu tỷ lệ lạm phát dương nhỏ,
họ đã tự tạo cho mình một tấm nệm bảo vệ, vì thế trong tình hình kinh tế sụt giảm
hay khủng hoảng nhẹ, tỷ lệ lạm phát có thể giảm xuống bằng 0 hoặc thậm chí âm
nhưng giảm phát sẽ không hình thành.
Giảm phát là một mối đe dọa lớn và rất mới mẻ với tất cả chúng ta, những thế hệ
lớn lên trong kỷ nguyên lạm phát diễn ra không ngừng. Hầu như không có bất kỳ ai
trong thế hệ chúng ta, ngay cả Ngài Greenspan đáng kính, có mặt như là một chủ thể
thị trường hay nhà hoạch định chính sách tích cực vào những năm 1930, thời kỳ
giảm phát lần cuối cùng của Hoa Kỳ và Anh. Nhưng trong suốt thế kỷ XIX và tới tận
những năm 1930, giảm phát trở nên phổ biến, thậm chí được coi là bình thường
trong khi lạm phát thường chỉ xuất hiện vào thời điểm đỉnh cao của bùng nổ kinh tế
và chiến tranh.