KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 57

ngủi nhưng không xảy ra suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhưng không trầm
trọng như ở Hoa Kỳ vào những năm 1930. Mặc dù các chính sách không thể ngăn
chặn được tình trạng kinh tế yếu kém nhưng rõ ràng là nó đã tránh được thảm họa.
Lãi suất được cắt giảm bắt đầu từ năm 1991 và cuối cùng giảm xuống bằng 0. Thực
tế là lãi suất ngắn hạn thực chưa bao giờ giảm dưới mức 0, mặc dù chúng có thể như
thế trước khi giảm phát xảy ra. Nhưng ít nhất Ngân hàng trung uơng Nhật Bản đã
không khiến nền kinh tế bị “sốc” mạnh như việc Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt
chính sách vào năm 1931. Trong khi đó chính sách tài khóa Nhật thời gian này lại
mang tính kích thích cao hơn so với Hoa Kỳ những năm 1930. Chính phủ cho phép
ngân sách biến động từ mức thặng dư 2,9% GDP vào năm 1990 xuống mức thâm hụt
7% vào năm 1999. Sự biến động này một phần là do biện pháp kích thích kiểu

Keynes

[25]

tập trung vào các dự án xây dựng, nhưng nguyên nhân chính của biến

động là để đưa ra các mức chi tiêu và thuế trước tình trạng tăng trưởng kinh tế sụt
giảm.

Điểm khác biệt lớn nhất của Nhật Bản với Hoa Kỳ vào những năm 1930 là chính

phủ Nhật Bản đảm bảo cho hệ thống ngân hàng và không để người gửi tiền phải thua
lỗ. Sau đó vào năm 1998 – 1999, chính phủ đã bơm một lượng vốn mới vào hệ thống
ngân hàng dưới hình thức chứng khoán ưu đãi. Chính vì thế, không có hiện tượng
mọi người đổ xô tới rút tiền ở ngân hàng và không nhiều ngân hàng phải đóng cửa.
Vì vậy, mặc dù tăng trưởng tiền tệ và tín dụng thấp nhưng hệ thống không bị sụp đổ
như ở Hoa Kỳ vào những năm 1930. Hơn nữa, lòng tin được củng cố hơn. Khác với
Hoa Kỳ vào những năm 1930, một nhân tố đóng góp tích cực cho Nhật Bản là nền
kinh tế thế giới vào những năm 1990 nói chung mạnh hơn nhiều so với những năm
1930, điều đó đã hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của Nhật Bản.

Một lý do khác giúp Nhật Bản tránh được tình trạng suy thoái toàn diện có thể là

do ảnh hưởng của giá tài sản nhà ở giảm không nghiêm trọng như đự đoán. Tài sản
ròng đạt mức cao kỷ lục 947% thu nhập vào năm 1990 nhưng tới năm 1995 thì giảm

xuống 757% và cứ thế duy trì ở mức này

[26]

. Nhưng con số này vẫn ở mức cao so

với các quốc gia khác. Mức đỉnh điểm của Anh vào năm 2000 cũng chỉ đạt 747%.
Lợi nhuận từ nắm giữ cổ phiếu không phải là một phần lớn trong tài sản hộ gia đình
ở Nhật Bản ngay cả trong thời điểm thị trường đang tăng trưởng mạnh vào năm 1989
và các khoản thua lỗ có thể dễ dàng được bù lại nhờ tỷ lệ tiết kiệm cao. Giá nhà thấp
hơn đã ảnh hưởng tới tình hình kinh tế Nhật Bản, mặc dù có thể là không nghiêm
trọng như ở các nước khác bởi vì nước này có xu hướng coi nhà là khoản đầu tư dài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.