KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 63

và vòng quay tiền mặt thay vì nâng cao mức chi tiêu. Tuy nhiên, một phần do lãi
suất quá thấp và một phần do các ngân hàng được chính phủ hỗ trợ nên tình trạng bất
ổn đã không xảy ra. Nhưng mặt khác, sự điều chỉnh quá chậm đã không dẫn tới sự
phục hồi nhanh chóng.

Trong lịch sử, các nước thường thoát ra khỏi vòng xoáy đi xuống khốc liệt của

giảm phát nợ chỉ khi giá trị tài sản thực sự giảm mạnh (cụ thể là giảm mạnh hơn giá
tiêu dùng) và rất nhiều khoản nợ bị gạch sổ. Sau đó, thường là sau một thời gian
ngắn hoặc sau khi xuất hiện các cơ hội đầu tư mới từ các công nghệ mới, nền kinh tế
sẽ tiếp tục phát triển. Nhưng đây là một quá trình rất khó khăn và thường đi kèm với
tỷ lệ thất nghiệp cao và lương sụt giảm. Đây cũng là một thời kỳ khó khăn với các
nhà đầu tư. Chỉ có tiền mặt và trái phiếu chính phủ là an toàn tuyệt đối trong môi
trường này, mặc dù thế, chúng cũng chỉ an toàn khi chính phủ đáng tin cậy. Nếu có
nguy cơ chính phủ vỡ nợ thì các tài sản này cũng trở nên không đáng tin cậy bởi vì
trái phiếu sẽ trở thành vô giá trị; và trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng, chính
phủ cũng sẽ không thể cứu trợ các ngân hàng này. Vàng, tài sản cứu cánh cuối cùng,
thường có tác dụng lớn trong thời kỷ giảm phát.

GIẢM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Một vấn đề khác mà giảm phát gây nên là việc các ngân hàng trung ương không

thể cắt giảm lãi suất xuống dưới mức 0. Trong tình hình sụt giảm kinh tế, ngân hàng
trung ương thường cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Biện pháp này thực
hiện thông qua một số cơ chế, nhưng một trong những cơ chế quan trọng nhất là thúc
đẩy giá tài sản. Các ngân hàng cũng có thể cắt giảm lãi suất để đối phó với tình trạng
giá tài sản sụt giảm bất ngờ. Ví dụ như đợt khủng hoảng thị trường chứng khoán
năm 1987, thời kỳ chứng khoán giảm hơn 30% chỉ trong hai ngày tại Hoa Kỳ, Anh
và hầu hết các nước khác, đã được kiểm soát nhờ cắt giảm lãi suất vào thời gian sau
đó. Biện pháp này cho phép các thị trường phục hồi lại mức đỉnh điểm vào tháng
Mười chỉ sau khoảng một năm. Đồng thời nó cũng giúp các nhà đầu tư cảm thấy an
tâm hơn khi nghĩ rằng các ngân hàng trung ương vẫn luôn trợ giúp họ, ít nhất là trên
một mức độ nào đó. Hiện tượng này đôi khi được nhắc đến với cái tên “Greenspan

put” ( Quyền chọn bán Greenspan

[29]

) bởi vì dường như cơ chế tạo nên một sự bảo

vệ từ trên xuống cho các nhà đầu tư giống như một quyền chọn bán. Tuy nhiên với
Nhật Bản, sự xuất hiện của đợt giảm phát vào năm 1995 đồng nghĩa rằng lãi suất sẽ
trượt dốc một khi đạt đến mức 0 (vào năm 1999). Và với tỷ lệ giảm phát leo thang
tới khoảng 2% một năm vào cuối thập kỷ thì lãi suất thực đã tăng tới mức đó. Giá tài
sản được củng cố hơn nhờ việc cắt giảm lãi suất ngắn hạn thông qua một vài cơ chế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.