KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 66

đã sử dụng biện pháp này vào năm 2003 trong nhiều tuyên bố khác nhau giống như
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Biện pháp khả thi thứ năm là ngân hàng trung ương sẽ mua tài sản từ khu vực tư

nhân

[31]

. Biện pháp này có tác dụng đưa tiền trực tiếp vào tay mọi người và giảm

lợi nhuận của các tài sản này. Trong thời kỳ khủng hoảng, Ngân hàng trung ương
Nhật Bản đã mua các trái phiếu chính phủ trong một vài năm, đưa mức lợi nhuận 10
năm xuống dưới 1%, và cũng mua một số lượng nhỏ chứng khoán nhỏ.

Biện pháp cuối cùng là chính phủ cần mở rộng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế, sử

dụng nguồn tài chính là các trái phiếu mà các ngân hàng trung ương đã trực tiếp
mua. Nếu trái phiếu là do các ngân hàng thông thường mua, với điều kiện là các
ngân hàng này được cung cấp nguồn dự trữ dồi dào từ ngân hàng trung ương thì hiệu
quả cũng tương tự. Về cơ bản, đây là cách chi tiêu tài khóa sử dụng nguồn tiền in.
Biện pháp này sẽ phát huy tác dụng, ngay cả khi ngân hàng trung ương chỉ mới bắt
đầu mua trái phiếu để hỗ trợ tài chính cho các khoản thâm hụt hiện thời mà trước đó
đã được hỗ trợ bởi các khoản mua trái phiếu khu vực tư nhân. Thậm chí, biện pháp
này sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu chính phủ tuyên bố các đợt cắt giảm thuế hoặc các kế
hoạch chi tiêu mới mà được ngân hàng trung ương cung cấp tài chính.

Nếu các biện pháp này được sử dụng toàn diện thì chắc chắn rằng giảm phát có

thể được ngăn chặn. Từ khoảng năm 2002, khi cuối cùng Nhật Bản đã toàn tâm toàn
ý áp dụng các biện pháp này thì tăng trưởng kinh tế đã được hồi phục còn giảm phát
dần dần giảm. Vấn đề đối với các ngân hàng trung ương là họ rất khó xác định nên
đưa bao nhiêu tiền vào hệ thống ngân hàng hoặc cần mua bao nhiêu cổ phiếu, họ
luôn lo sợ sẽ “quá tay” khi thực hiện những việc này và khiến lạm phát càng thêm
trầm trọng hơn. Trên thực tế, lạm phát tái xuất hiện rất chậm ở Nhật Bản, và chỉ thực
sự xuất hiện rõ ràng khi giá dầu tăng vọt vào năm 2007. Tuy nhiên, người ta vẫn
không thấy bất cứ dấu hiệu nào về một đợt lạm phát lớn và lợi nhuận trái phiếu vẫn
ở mức thấp.

Xét tới hậu quả bong bóng thị trường chứng khoán những năm 1990 ở Hoa Kỳ, rõ

ràng các quan chức đã suy nghĩ về trường hợp của Nhật Bản cũng như lịch sử những
năm 1930. Tại Hoa Kỳ vào năm 2001, ban đầu giảm phát dường như còn là điều xa
vời, mức lạm phát cơ bản (không tính tới lương thực và năng lượng) vẫn ở mức
1,8%. Nhưng lạm phát đã giảm mạnh vào năm 2002; đến năm 2003, nó đã giảm
xuống dưới 1% và sau đó vẫn có chiều hướng tiếp tục giảm. Ngay lập tức, với sự
phục hồi kinh tế chỉ rất mong manh, giảm phát dường như bắt đầu trở thành một mối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.