Bảng 1.1:
Bảng kê các đặc tính cơ bản của một bong bóng
Giá tăng nhanh
Kỳ vọng cao về việc tăng giá liên tục
Định giá (tài sản) quá cao so với dữ liệu quá khứ
Định giá (tài sản) quá cao so với mức giá hợp lý (xem chương 10)
Kinh tế đi lên trong vài năm
Có một hay một số lý do đằng sau sự tăng giá
Một yếu tố mới tác động (ví dụ: công nghệ đối với thị trường chứng khoán, việc nhập cư đối với thị
trường nhà đất…)
Một sự “thay đổi tư duy” mang tính chủ quan
Các nhà đầu tư mới tiến vào thị trường
Các nhà khởi nghiệp mới bắt đầu tham gia ngành
Sự quan tâm đáng kể của công chúng và giới truyền thông
Việc cho vay tăng mạnh
Việc nợ nần do đi vay gia tăng
Xuất hiện những người cho vay mới, những chính sách cho vay mới
Lạm phát giá tiêu dùng dịu bớt (nên ngân hàng trung ương cảm thấy an tâm)
Chính sách tiền tệ được nới lỏng
Tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình giảm
Tỷ giá mạnh
(Nguồn: tác giả, một phần dựa theo bài “Vấn đề bong bóng”, tài liệu “Chiến lược
kinh tế và đầu tư” của HSBC, tháng 7/1999)
GIÁ CẢ TĂNG NHANH
Trước hết, một bong bóng rõ ràng sẽ liên quan với một đợt tăng giá nhanh chóng.
Tuy nhiên, tự thân một đợt tăng giá mạnh không phải luôn luôn hàm ý là sẽ có bong
bóng xảy ra, do giá có thể tăng từ những mức quá thấp (do trước đó tài sản bị định
giá thấp). Do đó chúng ta chỉ nên nghi ngại có bong bóng xảy ra khi việc định giá
vượt lên trên các mức trung bình trong quá khứ (tức là căn cứ vào dữ liệu lịch sử để
làm mốc so sánh), sử dụng những chỉ số như chỉ số P/E cho chứng khoán hay chỉ số