KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 100

Khi còn là giáo viên, tôi cũng thường hỏi những học sinh cá biệt

trong lớp “Em có vấn đề gì à?”. Lúc đầu, trẻ chỉ trả lời cho có “Em
không sao cả”, nhưng nếu nhẫn nại hỏi han tình trạng của trẻ “Em có
chuyện gì bực mình à?” thì trẻ sẽ bắt đầu tâm sự “Vì bố mẹ cứ tức
giận vô cớ với em”.

Khi tôi nói những lời đồng cảm với trẻ như “Bố mẹ em đã nói với

em bằng những lời nặng nề. Nếu vậy thì buồn thật”, “Nếu là
thầy thì thầy cũng không chịu được” thì trẻ lại trở nên ngoan
ngoãn, biết nhìn nhận lại hành động của mình một cách khách quan
hơn “Vâng. Nhưng thực ra em cũng nói hỗn quá với bố mẹ. Chắc
cũng vì em bắt nạt em trai của em nữa”.

Trong trường hợp này, một số bậc phụ huynh và thầy cô giáo lại

có cách ứng xử không đúng. Dù có hỏi là “Con bị sao vậy?” nhưng khi
trẻ vừa giải thích, họ lại quát mắng trẻ “Chẳng phải lúc nào thầy
cũng bảo em không được nói như thế với bố mẹ rồi sao?”, “Lúc
nào mẹ cũng nhắc con rồi. Tại vì con không chịu hiểu đấy chứ?”.

Làm như vậy sẽ làm mất đi hiệu quả của câu nỏi “Con làm sao

vậy?”, thậm chí còn gây ra hậu quả là khiến trẻ nghĩ rằng “Quả
nhiên là đừng nên nói gì với người lớn”.

Nếu như cứ tiếp tục nghe câu chuyện của trẻ với suy nghĩ của

người lớn như trên thì chúng ta sẽ không thể thấu hiểu được nỗi
buồn mà trẻ đang chịu đựng.

Điều quan trọng mà bạn cần làm là hãy lắng nghe tâm sự

của con, hiểu rằng “Bây giờ con đang rất đau khổ” và hãy đồng cảm

với tâm trạng ấy của con. Nếu không giúp trẻ tháo gỡ được nút thắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.