KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 102

cách khác, hãy chuẩn bị một nơi giúp trẻ đang đau khổ vì bị bắt nạt

có cảm giác an toàn, được bảo vệ.

Trách nhiệm của các bậc cha mẹ là hãy tạo cho con những nơi tách

rời khỏi các mối quan hệ với bạn bè ở trường hay các hoạt động của
lớp như tham gia hoạt động tình nguyện, tổ chức phi lợi nhuận…

Bằng cách đó, trẻ có thể tiếp xúc với nhiều người hơn, tạo dựng

được mối quan hệ bình đẳng với bạn bè ở trường khác. Trẻ sẽ có cơ
hội trau dồi thêm kiến thức về thế giới bên ngoài, có thêm những
trải nghiệm cá nhân, cảm nhận được “Ồ, thế giới bên ngoài trường
học thật là rộng lớn”. Nếu trước đây trẻ chỉ biết đến thế giới tăm
tối xung quanh bản thân mình thì giờ đây thế giới tươi đẹp đang
hiển hiện ra trước mắt chúng. Trẻ sẽ thấy có động lực, tràn trề
năng lượng, thoát khỏi hố sâu bị bắt nạt ở trường.

Có thể ở trường trẻ bị bắt nạt đấy, nhưng trong các hoạt động xã

hội, trẻ lại được làm người đứng đầu hay được người mình giúp đỡ
nói cảm ơn… Đây là những trải nghiệm quý báu giúp trẻ thoát khỏi ý
nghĩ mối quan hệ ở trường là tất cả. Trường học là trường học. Bị
bắt nạt ở trường không thể khiến trẻ cảm thấy bế tắc, mất hy
vọng vào cuộc sống.

Đồng thời, với những người bắt nạt mình, trẻ sẽ có suy nghĩ “Các

cậu ấy chỉ làm được mỗi việc là bắt nạt mình thôi. Thật đáng
thương”, “Không biết là bây giờ các cậu ấy đang làm gì nếu không
bắt nạt mình nhỉ”. Đây là một bước tiến rất lớn trong nhận thức
của trẻ. Trẻ sẽ mang trong mình suy nghĩ khách quan để tiến gần
hơn tới bậc thang trưởng thành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.