một điều đáng ngại nữa là vì bố mẹ là “bức tường” quá lớn nên trẻ
dù có muốn chống đối cũng không thể làm gì được.
Khi một đứa trẻ trong độ tuổi dậy thì trở thành tội phạm bạo lực,
có không ít người là hàng xóm của đứa trẻ đó tỏ ra ngạc nhiên “Sao nó
trầm tính thế cơ mà?” hay “Nếu có gặp thì nó đều chào tôi rất lễ
phép. Nó ngoan ngoãn, tốt tính mà sao lại làm thế được nhỉ?”.
Tại sao đứa trẻ được mọi người đánh giá là ngoan ngoãn, tốt tính
lại có thể có những hành động bạo lực như muốn cướp đi mạng
sống của người khác như vậy? Lý do quá rõ ràng, chính là vì đứa trẻ
ấy “tốt tính”, trầm tính lại ngoan ngoãn. Bắt đầu từ năm 1997,
hiện tượng trẻ vị thành niên có hành động bộc phát, bạo lực, đặc biệt
là hành vi bạo lực gây chết người đã thu hút sự chú ý của cộng đồng.
Thế nhưng, những năm gần đây, nhiều trường hợp trẻ vị thành
niên có hành vi bạo lực với người khác là những đứa trẻ có thành tích
học tập tốt, trầm tính và ngoan ngoãn – giống như bao đứa trẻ
bình thường khác.
Năm 2006, tại thành phố Nara – Nhật Bản đã xảy ra vụ án ba mẹ
con tử vong do bị phóng hỏa. Đây là vụ án điển hình về việc bố mẹ
tạo áp lực quá lớn cho con cái. Được biết người phóng hỏa ở đây là
một nam sinh học lớp 10 (16 tuổi) của một trường THPT dân lập hàng
đầu của thành phố Kansai – Nhật Bản.
Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé đã bị bố của mình tạo áp lực “phải trở
thành bác sĩ”. Từ thời niên thiếu, cậu đã phải học ở trong phòng
chăm sóc đặc biệt (ICU – phòng trị liệu tập trung). Cậu bị ép phải học
theo mô hình Sparta
vô cùng khắc nghiệt, đồng thời phải
chịuđựng những trận đòn roi của bố mình. Không được phép chơi
bóng đá – môn thể thao mà cậu yêu thích, thay vào đó, cậu bị bố
bắt tập Kendo
vô cùng gian khổ. Những người xung quanh thường