KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 113

Thế nhưng mặt khác, điều khiến tôi không thể không lo ngại là

có thể các ông bố sẽ chỉ trở thành “người bố dưới vai trò là bạn” mà
thôi. Bởi với con trai, người bố giống như mẫu người lớn gần gũi
với chúng nhất và chúng thấy cần phải vượt qua cái bóng ấy.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất cản trở khả năng tự lập

về tinh thần của trẻ là do mẹ và con cái gắn bó quá chặt chẽ, thân
thiết với nhau trong gia đình mà lúc nào “bố cũng không có nhà”.
Cũng đã có nhiều người chỉ ra những mặt tiêu cực khi trẻ quá thân
thiết với mẹ. Nhưng với tình hình hiện nay, khoảng cách giữa bố mẹ
và con cái đang trở nên gần gũi hơn thì tôi nghĩ rằng quan hệ giữa
bố và con trai cũng dần có những thay đổi nhất định.

Người bố lúc nào cũng nhẹ nhàng, lắng nghe câu chuyện của

con giống như một người bạn sẽ khiến trẻ có cảm giác bố mẹ là
người rất thoải mái và tâm lý. Thế nhưng thử suy nghĩ từ phương
diện tự lập của trẻ, nếu trẻ cứ lớn lên mà không có xung đột về tâm
lý với bố thì đó sẽ là sự cản trở rất lớn để giai đoạn dậy thì diễn ra
một cách bình thường. Tại sao? Bởi với con trai tuổi dậy thì, bố phải
là người tạo cho chúng cảm giác muốn thoát khỏi sự bao bọc của
người lớn.

Dù là con gái hay con trai thì chắc chắn bố sẽ là “bức tường”

mà trẻ muốn vượt qua. Đây chẳng phải là điều rất quan trọng với
lứa tuổi dậy thì hay sao?

Khi vụ việc bạo lực mang tính tội phạm do những

đứa trẻ trầm tính, ngoan ngoãn gây ra.

Vì rất yêu thương, ngoan ngoãn với bố mẹ nên trẻ cứ thế trải

qua tuổi dậy thì mà không có một sự “nổi loạn”nào cả. Ngoài ra còn có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.