Dậy thì là giai đoạn trẻ phải có những xung đột với bố mẹ. Nếu
như trẻ không có dấu hiệu này thì tôi cho rằng sẽ có vấn đề nảy
sinh trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Thực tế có rất nhiều phụ huynh lo lắng, sầu não vì trẻ phản
kháng lại mình. Có thể trẻ sẽ không nghe bố mẹ nói hay tỏ thái độ
gắt gỏng như cãi lại bằng những lời vô lễ như “Ông bà nói nhiều
quá”, “Nói ít thôi! Khó chịu!”. Nhưng có lẽ nếu trẻ có biểu hiện như
vậy thì cha mẹ lại có thể yên tâm rằng con mình đang trải qua giai
đoạn dậy thì đúng nghĩa. Bởi đó là bằng chứng cho thấy trẻ đang
bắt đầu xây dựng nên thế giới riêng cũng như lập trường của
mình.
Cũng có nhiều trường hợp trẻ sẽ không tỏ thái độ chống đối mà
sẽ cố tình lảng tránh bố mẹ, đột nhiên nói ít hẳn đi. Khi trẻ có
những dấu hiệu, này phụ huynh có thể yên tâm. Nếu nghĩ “nổi loạn
ở
tuổi dậy thì là thái độ phản kháng mạnh mẽ” thì có lẽ bạn sẽ cho
rằng: “khi con mình không chống đối gay gắt thì có nghĩa là nó
không có giai đoạn nổi loạn”. Nhưng thực ra “nổi loạn” đơn giản chỉ là
trẻ cố gắng giữ khoảng cách để không quá phụ thuộc vào bố mẹ
mà thôi.
Vấn đề thực sự ở đây là trẻ quá thân thiết với bố mẹ giống
như ngày còn nhỏ. Con trai vẫn gọi “bố, mẹ” với giọng nũng nịu,
thích được đi đến siêu thị gần nhà cùng bố mẹ như ngày bé. Giai
đoạn dậy thì tự nhiên là lúc trẻ không muốn kể cho bố mẹ bất cứ
vấn đề nào của bản thân. Nhưng gần đây, trẻ lại không ngần ngại
tâm sự hết với bố mẹ, trái ngược hoàn toàn với đặc điểm dậy thì tự
nhiên từ trước đến nay. Vì vậy, không thể cho rằng đây là dấu hiệu
cho thấy trẻ trải qua tuổi dậy thì thuận lợi được.
Hơn nữa, nếu bố mẹ không thể để con tự lập, tự đối mặt với
khó khăn vì quá nuông chiều con thì có thể sẽ làm mất đi giai đoạn