Quan hệ thân thiết là tốt nhưng vẫn rất đáng lo
ngại.
Nếu nhìn từ quan điểm lý thuyết phát triển thì ai cũng phải trải
qua giai đoạn dậy thì. Và từ trước đến nay, khái niệm “giai đoạn dậy
thì” gần như gắn liền với “giai đoạn phản kháng”. Bởi khi bước vào
tuổi dậy thì, ở một mức độ nào đó, bất cứ đứa trẻ nào cũng phải có
thái độ phản kháng lại bố mẹ.
Tuy nhiên, gần đây, dù bước vào tuổi dậy thì với những thay đổi
của cơ thể nhưng dường như trẻ không hề tỏ thái độ chống đối lại
bố mẹ. Hay nói cách khác, số trẻ không có giai đoạn “nổi loạn”
đang dần tăng lên.
Như tôi đã đề cập từ trước, một trong số những nguyên nhân là
sự xuất hiện của hiện tượng “con cái rất thân thiết với bố mẹ”.
Viện nghiên cứu tổng hợp giáo dục Bennet đã tiến hành khảo sát,
lấy đối tượng là trẻ em từ 9-13 tuổi đang học tập tại các trường tiểu
học và THCS. Theo kết quả khảo sát, so với năm năm trước, số trẻ
hay tâm sự, nói chuyện với bố mẹ ngày càng tăng, đặc biệt tỷ lệ trẻ
nói chuyện với bố mẹ về bạn bè cũng tăng lên rất nhiều.
Theo Điều tra điều kiện sống cơ bản của trẻ năm 2009, trong
mối quan hệ với bố mẹ, câu trả lời khẳngđịnh mối quan hệ tốt
đẹp với bố mẹ như “Được bố mẹ kèm học”, “Khi em có rắc rối thì
bố mẹ sẽ cùng thảo luận cách giải quyết với em” đang tăng lên. Mặt
khác, đánh giá phủ định “Dù em có làm gì bố mẹ cũng xen vào”,
“Bố mẹ hứa nhưng chẳng bao giờ chịu làm” lại đang giảm đi.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra thực nghiệm trực tuyến về
mối quan hệ với bố của công ty cổ phần Calpis thực hiện năm
2012, lấy đối tượng là các nữ sinh lớp 11, 12 thì khoảng 60% câu trả