sống lên trẻ nữa. Kết quả là giữa cha mẹ và con cái sẽ không còn
xung đột, hai bên sẽ giao tiếp với nhau nhiều hơn. Như vậy chẳng
phải là trẻ sẽ dễ tâm sự với bố mẹ hơn hay sao?”. Tôi cũng hoàn toàn
đồng ý với nhận định trên.
Giao lưu với bạn bè quá nhiều, trẻ sẽ dần trở nên mệt mỏi trong
mối quan hệ đó. Trẻ sẽ tách ra khỏi bạn bè – người đáng lẽ ra là
động lực rất lớn để trẻ cố gắng tự lập. Còn với bố mẹ – người trẻ
bắt buộc phải tách khỏi để trưởng thành thì bây giờ thậm chí còn trở
nên rất thân thiết và gắn bó. Đây có lẽ là sự thay đổi đáng mừng
với bố mẹ.
Thế nhưng, ở một phương diện khác, đây lại là dấu hiệu bất
thường trong vấn đề tự lập về tinh thần.
Nếu thử nghĩ rằng dậy thì là thời kỳ trẻ tách khỏi bố mẹ thì
việc số trẻ chọn người tâm sự là bố mẹ thay vì bạn bè tăng lên là
bằng chứng cho thấy trẻ không thể rời xa vòng tay bố mẹ để tự lập
được.
Xét về mặt tâm lý, đặc biệt là con trai, nếu chúng không mang
trong mình ý nghĩ “mong bố chết đi” thì sẽ không thể tự lập trong
suy nghĩ được. “Mong bố chết đi” ở đây không phải là mong bố
mất đi mạng sống mà có nghĩa là không muốn bố phản bác lại ý
kiến của mình, chấp nhận những điều mình nói là đúng. Tuy
muốn tự lập nhưng trên thực tế, trẻ lại hoàn toàn phụ thuộc vào bố
mẹ cả về kinh tế lẫn tinh thần. Trẻ cảm thấy bị tổn thương vì
❝
❞