Trong giai đoạn dậy thì, bản thân trẻ luôn tràn đầy năng lượng và
đã phát triển trong quan niệm về tình dục. Trẻ được lớn lên với
những “cái nhìn soi mói vào bản thân” nên đồng thời chúng cũng sẽ
nhìn người khác với con mắt sắc bén hơn. Con mắt nhìn thế giới
bên ngoài – nơi có bao người khác đang tồn tại của trẻ sẽ trở nên
tinh tường hơn. Vậy nên cũng có thể coi đây là thời kỳ trẻ được tiếp
cận với môi trường tập thể.
Với những sự thay đổi đó, có thể nói lúc này trẻ đang tràn đầy
năng lượng, có đủ khả năng để phát triển và trưởng thành.
Ở
lứa tuổi dậy thì, toàn bộ những nguồn năng lượng mang tính
bộc phát đều gắn kết chặt chẽ với khả năng phát triển. Đừng lo
lắng trước năng lượng đang lớn lên trong trẻ mà hãy phát huy nó,
bằng cách nào đấy giúp cho trẻ thay đổi, để chúng được sinh ra
lần nữa như một chú bướm xinh đẹp trong tự nhiên. Với cách nghĩ
này, các vị phụ huynh hãy cùng “giải phương trình” phức tạp mang
tên “tuổi dậy thì” của con mình, để không còn lo âu, hồi hộp khi
nhắc đến nó.
Giai đoạn dậy thì sẽ đi theo hướng tốt hay xấu phụ
thuộc vào cách giáo dục của người lớn.
Làm thế nào để việc phát huy năng lượng ở tuổi dậy thì được gắn
với sự phát triển của trẻ? Có thể nói tất cả hoàn toàn do cách giáo
dục của người lớn. Trong đó có hai yếu tố mang tính quyết định.
Thứ nhất là phương pháp giáo dục – yếu tố khiến trẻ biết
nhìn nhận bản thân và hình thành nên ý thức độc lập. Giáo dục giới
tính hay giáo dục văn hóa đều cần thiết, nhưng quan trọng là cách
thức giáo dục phải phù hợp với trẻ. Đồng thời có thể tạo nhiều cơ