hội giúp trẻ nhận thức được rằng ai cũng có lòng tự trọng, mà trước
hết cần phải tôn trọng chính mình.
Thứ hai là về việc đối nhân xử thế. Khi suy nghĩ về những
vấn đề trong giao tiếp của lớp trẻ ngày nay, trước tiên cần chú
trọng hướng dẫn cho trẻ làm thế nào để xây dựng mối quan hệ với
những người xung quanh.
Ví dụ, vì bị bắt nạt mà trẻ dễ mất lòng tin với người khác, hay
nếu có xu hướng sợ hãi với người làm mình bị tổn thương thì có
nghĩa là sâu trong tiềm thức, trẻ đang mất đi lòng tin vào con
người.
Trên thực tế, rất khó để đảm bảo mọi người sẽ không làm tổn
thương tâm hồn hay lòng tự trọng của trẻ. Bởi vậy, nếu như quá bao
bọc trẻ trước cuộc sống phức tạp bên ngoài thì trẻ sẽ không thể
trưởng thành một cách bình thường.
Nếu sợ hãi và không thể tạo lập mối quan hệ với mọi người, trẻ
sẽ không thể tồn tại và trưởng thành trong xã hội hiện nay – nơi có
mọi quan hệ giữa người với người. Và cho dù trẻ vẫn có thể trưởng
thành thì chúng chỉ có thể lớn lên trong thế giới bó hẹp mà chúng
chính là trung tâm của thế giới ấy.
Khi cùng hợp tác, trợ lực với người khác trẻ sẽ có suy nghĩ “Ôi
đúng là con người rất thú vị!”, “Không ngờ mình cũng làm được việc
này cơ đấy!”. Nếu trẻ không có những trải nghiệm như vậy thì cuộc
sống của trẻ sẽ chẳng thú vị nữa, và chúng cũng khó trưởng thành
được.
Trẻ sẽ bị stress khi xung đột với bạn bè hay khi bị người lớn đối
xử một cách vô lý. Thế nhưng, nếu không chịu căng thẳng ở một
mức nào đó thì trẻ sẽ không thể thoát khỏi vách chắn của tuổi dậy