bố là một người “cứng đầu” theo nghĩa tốt, tức là một ông bố kiên
định “Nếu là mẹ thì dù gì cũng sẽ làm được thôi. Nhưng việc này
chẳng phải là bố nên làm hay sao?”.
Cần phải nói gì trước khi cuộc chiến tranh luận xảy
ra?
Trẻ em trong độ tuổi dậy thì với thế giới của những tư duy đầy
phức tạp sẽ luôn tranh cãi, lý luận với bố mẹ đến cùng. Đối với
người lớn, trẻ nói gì cũng hoàn toàn vô lý. Đặc biệt là con trai, vì
chúng luôn giải quyết vấn đề bằng lối tư duy logic cứng nhắc
nên tần suất chúng cãi lại bố mẹ rất cao: “À, nếu bố mẹ nói
thế thì con thế này…”.
Bởi đó là những lý lẽ phi logic, hay là “cãi cùn” nên một khi trẻ cãi
lại bằng những lý cùn đó thì các bậc cha mẹ, thầy cô không thể
thắng trong cuộc tranh luận đó.
Việc làm này giống như bố mẹ đang đứng trên võ đài, dù cố
gắng ghim chặt đai lưng của con nhưng cuối cùng lại rơi vào thế
yếu, bị con đẩy ra khỏi vòng thi đấu. Rốt cuộc đành phải đặt dấu
chấm hết thua cuộc.
Thế giới tư duy của trẻ trong độ tuổi dậy thì trên thực tế luôn
đầy ắp những sự độc đáo và thú vị, nhưng người lớn không nên
chìm quá sâu vào cuộc tranh luận với trẻ.
Đó là do trẻ vẫn chưa có kỹ năng xã hội, bước vào thế giới đầy
phức tạp với tâm hồn thuần khiết. Chính vì vậy, bọn trẻ thường
hiểu sai bản chất của vấn đề. Đây không phải là do trẻ cố tình mà
là một bước tiến cần phải có để trẻ phát triển và trưởng thành.