Bạn không nên chỉ quan tâm đến công việc và các mối quan hệ
xã hội, ngày Chủ nhật bạn hãy cùng con vui chơi hết mình như chơi
thể thao hay làm những gì con thích, tham gia hoạt động tình nguyện
và những công việc có thể đóng góp xây dựng khu vực bạn đang
sống… Trẻ thích bố mình có thể làm được những việc như vậy và
học theo bố để mở rộng phạm vi hoạt động xã hội. Không những
thế, chẳng cần nói lời nào cũng khiến trẻ luôn tin tưởng vào
quyết định của bố mẹ. Như vậy, trẻ sẽ không bao giờ tỏ thái độ phản
kháng. Hay khi phải la mắng con vì điều gì, chỉ cần nói “Con làm
như thế à? Bố thấy hơi ngại với người ta đấy”. Những lời như vậy
giống như hồi chuông cảnh tỉnh, tác động mạnh đến suy nghĩ của
trẻ.
Ngược lại, nếu bạn để trẻ thấy mình là người phục tùng, hoàn
toàn phụ thuộc vào công việc hay có thái độ vô trách nhiệm, không
kiên định thì sẽ không thể làm gương cho trẻ noi theo. Cho dù có nói
là “Bố thấy xấu hổ vì con” thì bạn cũng sẽ bị trẻ phản bác lại ngay
“Con thấy xấu hổ hơn là bố đấy”, “Bởi vậy nên con rất ghét
người lớn”.
Cho dù sẽ là cả một quá trình đầy khó khăn nhưng muốn
tiếp cận trẻ dậy thì, đặc biệt là con trai, người bố nhất thiết phải có
phong cách sống và quan niệm đúng đắn về vạn vật và thế giới.
Nếu các bà mẹ muốn đột phá để trở thành bức tường vững chãi
cho trẻ noi theo thì người mẹ sẽ là bức tường âm thầm đứng sau bức
tường lớn là người bố. Còn với các ông bố, hãy để trẻ nghĩ rằng
❝
❞