KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 132

Thậm chí có trường hợp nhóm thanh niên như vậy phải theo cảnh sát
về đồn vì tội đánh nhau.

Cho dù là trong mối quan hệ với những người bạn bình thường

thì khi bắt buộc phải từ chối, trẻ có thể đổ tại bố mẹ “Nếu tớ nói
ra thì kiểu gì bố mẹ tớ cũng tuyệt đối không cho phép đâu. Bố mẹ
tớ bảo thủ lắm. Xin lỗi cậu nhé”. Như vậy trẻ còn có thể bảo vệ bản
thân mình, tránh gây phật lòng bạn bè.

Bố mẹ trở thành bức tường vững chãi và kiên định chẳng

những không để trẻ bị dấn sâu vào chỗ nguy hiểm, đầy rẫy cạm bẫy

như vậy mà còn khiến trẻ không có gì phải nuối tiếc hay băn khoăn

về thế giới với bạn bè.

Bố là người chịu trách nhiệm làm “bức tường” bảo

vệ trẻ.

Với lứa tuổi dậy thì, sự hiện diện của người bố là vô cùng quan

trọng. Trong vai trò làm bức tường vững chãi, dù có bị tác động thế
nào cũng không hề lay chuyển thì hiển nhiên người bố sẽ thích hợp
hơn là mẹ.

Tất nhiên, mẹ, người luôn bên con mỗi ngày, cũng sẽ nhường lại

phần trách nhiệm này cho người bố. Tuy vậy, mẹ luôn là người có
vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Mẹ là điểm tựa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.