Khi chống đối, cãi lại bố mẹ, trẻ cũng đang quan sát phản ứng
của bố mẹ và tự nhìn nhận, sửa đổi bản thân.
Cho dù trẻ nhuộm tóc cũng không ý kiến, trẻ không thích thì
không học cũng chẳng sao, trẻ nói gì cũng đồng ý, khi trẻ nói “bọn
bạn con ai cũng có cái này” thì lập tức mua cho con, nếu cha mẹ cứ
để mặc như vậy thì trẻ sẽ không thể tự lập.
Hay nếu trẻ có phản kháng đến mức nào đi chăng nữa mà bố
mẹ cũng mặc kệ thì trẻ sẽ không tìm được chỗ dựa để có thể tự lập.
Hơn nữa, chúng sẽ cảm thấy cô độc, chán nản, dễ cáu gắt đến mức
có thể làm tổn thương những người xung quanh chúng.
Bởi vậy, nếu bố mẹ quá nuông chiểu con thì sẽ vô tình biến
chúng thành những đứa trẻ hư hỏng.
Trẻ cần bố mẹ là bức tường bảo vệ mình.
Với trẻ trong độ tuổi dậy thì – “tuổi nổi loạn”, có lúc bố mẹ sẽ
thấy sốc, nhưng cũng có lúc bố mẹ cần là bức tường vô hình bảo
vệ trẻ không vì tổn thương mà mắc sai lầm.
Sự phản kháng của trẻ không phải là phản kháng để tạo lập bản
ngã, mà thực ra chỉ là một cách giúp trẻ xây dựng bản ngã của mình.
Thậm chí trẻ còn có hành động thăm dò xem nên chống đối bố mẹ
ở
mức độ nào thì được “Không biết làm thế này có được không?”
hay “Đến mức như thế thì có sao không nhỉ?”.
Bởi vậy, liên quan tới các vấn đề xung đột hay cãi lại bố mẹ ở
trẻ thì bố mẹ phải là bức tường vô hình ngăn trẻ lại “Con không được
làm như vậy!”. Đây là điều kiện không thể thiếu để giúp lứa tuổi dậy
thì hình thành cái tôi cá nhân.